Mã tài liệu: 297622
Số trang: 23
Định dạng: zip
Dung lượng file: 79 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời nói đầu
Kinh tế thị trường chính là: “của cải chung về sự phát triển của xã hội loài người” nó luôn luôn là một vấn đề cần nghiên cứu về lý luận cũng như trong thực tiễn trên phạm vi toàn thế giới. Quá trình vận động trong nền kinh tế thế giới những năm gần đây đã khẳng định rằng việc lựu chọn mô hình kinh tế thị trường có sự điều chỉnh của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý.
Ở nước ta hiện nay, sựra đời của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức mới mẻ và phức tạp. Nó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa việc nhận thức sâu sắc tính quy luật khách quan với phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chủ thể là Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân lao động trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đây là sự lựa chọn con đường và mô hình phát triển của Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế đáp ứng yêu cầu "đi tắt, đón đầu" đang đặt ra như một yếu tố sống còn. Sự hình thành tư duy của Đảng ta về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cả một quá trình tìm tòi thể nghiệm, phát triển từ thấp lên cao, từ chưa đầy đủ, hoàn thiện tới ngày càng đầy đủ, sâu sắc và hoàn thiện.
Với đề tài: “Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Qua đề tài này tôi mong muốn các bạn có thể hiểu rõ hơn về những xu hướng vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường, những bản chất và mâu thuẫn cơ bản của nền kinh tế, của việc hình thành và xây dựng con người XHCN. Việc nhận thức được thực chất của giai đoạn quá độ, chi phối được nó sẽ tránh khỏi những sai lầm, chủ quan nóng vội duy ý chí hoặc khuynh hướng cực đoan, máy móc sao chép tránh những sai lầm có thể xảy ra.
Mặc dù trong suốt quá trình làm đề tài tôi đã có nhiều cố gắng tìm hiểu và tham khảo các tài liệu nhưng bài tiểu luận của tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy sau khi đọc bài tiểu luận này tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn sinh viên, đặc biệt là sự góp ý của các thầy cô bộ môn để bài tiểu luận của tôi được hoàn chỉnh
Trân thành cảm ơn!
Kết luận
Chuyển đổi mô hình kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự biến đổi sâu sắc ở nước ta gần 20 năm qua. Trong quá trình đó, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Điều đó được thể hiện qua sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta trên con đường đổi mới cả trong sự lựa chọn mô hình và các giải pháp cụ thể để có thể thành công trong suốt quá trình chuyển đổi. Tuy nhiên nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam đang đứng trước những khó khăn thách thức mới, việc rút ra những bài học kinh nghiệm từ những năm qua là cần thiết để tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
Mâu thuẫn bản chất trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam đó bao gồm những yếu tố có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Những yếu tố có tác động tiêu cực và tích cực đến đời sống vật chất, tinh thần của con người và thúc đẩy sự phát triển có tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống xã hội là những mâu thuẫn, là nguồn gốc, động lực của quá trình phát triển như trong quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, giữa các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế…Những yếu tố kìm hãm, những mặt tiêu cực thể hiện rõ trong bản chất con người.
Tóm lại: Sự phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đang làm nảy sinh hàng loạt mâu thuẫn. Sự thành công của CNXH phụ thuộc phần lớn vào việc giải quyết các mâu thuẫn đó. Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu kỹ những mâu thuẫn này và đề ra những giải pháp đúng đắn để giải quyết các mâu thuẫn đó.
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Nội dung 3
I.Lý luận chung 3
1) Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến 3
2) Sù thống nhất vàđấu tranh của các mặt đối lập nhau 4
3) Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn .6
II – QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 6
1) Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là phù hợp với xu
hướng khách quan trong nền kinh tế 6
2) Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 10
1.2) Mâu thuẫn giữa các hình thức sở hữu trước đây và trong nền kinh tế thị trường16
1.6) Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người XHCH 19
1.7) Mâu thuẫn giữa chúng nền kinh tế thị trường với những thành quả của nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung. 20
2) Một số phương pháp giải quyết. 20
Kết luận 22
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 16