Mã tài liệu: 248726
Số trang: 96
Định dạng: doc
Dung lượng file: 934 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Luận văn thạc sỹ: Nghiên cứu kỹ thuật bón phân KOMIX nhằm tăng năng suất cho cây cà phê Robusta tại Huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak
Lời mở đầu
Ở nước ta cây cà phê chiếm một vị trí quan trọng trong các loại cây công nghiệp dài ngày. Chính vì vậy mà diện tích cũng như sản lượng cà phê không ngừng tăng lên. Tính đến nay diện tích cà phê của Việt Nam đã tăng từ 13.400 ha vào năm 1975 lên tới trên 500.000 ha vào cuối năm 2007. Sản lượng từ trên 10.000 tấn vào năm 1975 thì đến nay hàng năm đạt sản lượng từ 700 đến trên 800 ngàn tấn đứng ở vị trí thứ 2 chỉ sau Brazin.
Diện tích và sản lượng cà phê của tỉnh Đăk Lăk đến cuối năm 2007 đã có tới 170.000 ha và sản lượng trên 400.000 tấn, chiếm khoảng 50% sản lượng cà phê của cả nước, giá trị xuất khẩu của năm 2007 đã thu được gần 400 triệu USD. Đặc biệt là sau khi nước ta là thành viên của tổ chức cà phê thế giới (ICO - International coffee Organization) và gia nhập WTO thì vị thế cây cà phê của nước ta có thêm những thời cơ và thuận lợi mới.
Việc phát triển cây cà phê là hướng đi đúng cho các địa phương có điều kiện tự nhiên phù hợp. Nó mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước (trong 8 tháng đầu năm 2007 xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD), dự kiến vụ cà phê niên vụ 2007-2008 sẽ có khả năng đạt 1,5 tỷ USD. Đây là nguồn lực có ý nghĩa to lớn đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Chính vì vậy, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây cà phê nhằm tăng năng suất và chất lượng cà phê Việt Nam ngày càng được quan tâm. Đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật sản xuất cà phê theo hướng bền vững , tức là đảm bảo hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường.
Trong đó, kỹ thuật bón phân hợp lý cho cây cà phê theo hướng bền vững luôn được quan tâm nghiên cứu. Bón phân cho cây cà phê ngoài tác dụng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng phát triển tốt thì còn cần đảm bảo cho sự ổn định độ phì của đất. Đặc biệt là các tính chất hoá học, vật lý, chất mùn hữu cơ, hệ sinh vật trong đất Do đó việc sử dụng các loại phân có nguồn gốc hữu cơ là hết sức quan trọng trong việc sản xuất nông nghiệp nói chung và cây cà phê nói riêng, nhất là cây cà phê trồng trên đất hạn, đất dốc.
Trong thực tế người sản xuất cà phê thường có thói quen là chỉ dùng phân hoá học để tăng năng suất cà phê. Trong thời kỳ kinh doanh hầu như phân hữu cơ không được bón. Do vậy đã dẫn tới hậu quả: đất trở nên chua, cấu tượng bị phá vỡ, không có điều kiện để duy trì và phát triển hệ vi sinh vật có ích trong đất đảm bảo sự cân bằng sinh học và giúp cho cây cà phê sinh trưởng thuận lợi. Trong nhiều năm qua, do người trồng cà phê có thói quen bón phân hoá học liên tục và với liều lượng cao đã làm cho hàng chục ngàn héc ta cà phê tại ĐakLak có hội chứng vàng lá, sinh trưởng kém, năng suất giảm.
Trước tình hình đó, cần thiết phải có chế độ dinh dưỡng và sử dụng phân bón một cách thích hợp, đặc biệt cần tăng cường việc sử dụng các lọai chế phẩm phân hữu cơ sinh học và các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ, nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây đồng thời có tác dụng cải tạo đất, để đảm bảo môi trường sinh thái bền vững. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật bón phân KOMIX nhằm tăng năng suất cho cây cà phê Robusta tại Huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak”.
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
1. Mở đầu i
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích, yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
1.4. Giới hạn đề tài 4
2. Tổng quan tài liệu 5
2.1. Giới thiệu cây cà phê 5
2.2. Giá trị cây cà phê 7
2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ cà phê trên thế giới và Việt Nam 9
2.4. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê 14
2.5. Một số kết quả nghiên cứu phân bón đối với cây cà phê vối 19
3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 30
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 30
3.2. Nội dung nghiên cứu 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu 31
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 34
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 37
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc komix 6.4.6 đến khả năng ra hoa đậu quả và năng suất cà phê robusta trồng tại huyện krông ana tỉnh ĐakLak. 37
4.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến khả năng ra hoa, đậu quả của cây cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. 37
4.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến khả năng giữ quả của cây cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. 38
4.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến sự tăng trưởng đường kính quả cà phê ở các thời kỳ theo dõi. 41
4.1.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến các yếu tố cấu thành năng suất cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. 43
4.1.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến năng suất của cây cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. 45
4.1.6. Hiệu quả kinh tế của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 46
4.1.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón gốc KOMIX 6.4.6 đến sinh trưởng phát triển của cành dự trữ trên cây cà phê Robusta 48
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá komix - cf đến khả năng ra hoa đậu quả và năng suất cà phê robusta trồng tại huyện krông ana tỉnh ĐakLak 49
4.2.1 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá KOMIX - CF đến khả năng ra hoa đậu quả của cây cà phê Robusta 49
4.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá KOMIX - CF đến khả năng giữ quả của cây cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. 51
4.2.3. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX - CF đến động thái tăng trưởng đường kính quả của cây cà phê 53
4.2.4. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX - CF đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây cà phê Robusta . 56
4.2.5. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX - CF đến năng suất của cây cà phê Robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak. 58
4.2.6.Hiệu quả kinh tế ở các công thức với nồng độ phân bón lá KOMIX – CF khác nhau 60
4.2.7. Ảnh hưởng của phân bón lá KOMIX – CF đến chiều dài và số đốt của cành dự trữ trên cây cà phê Robusta 61
4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá komix - cf đến khả năng ra hoa đậu quả và năng suất cà phê robusta trồng tại huyện Krông Ana tỉnh ĐakLak 63
4.3.1 Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX - CF đến khả năng ra hoa đậu quả của cây cà phê Robusta 63
4.3.2. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX - CF đến động thái giữ quả của cây cà phê Robusta 65
4.3.3. Ảnh hưởng của thời gian giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây cà phê Robusta 67
4.3.4. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến năng suất của cây cà phê Robusta . 69
4.3.5. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa hai lần phun phân bón lá KOMIX – CF đến chiều dài cành dự trữ và số đốt của cây cà phê Robusta . 72
5. Kết luận và đề nghị 73
5.1. Kết luận 73
5.2. Đề nghị 74
Tài liệu tham khảo 74
Phụ lục 8
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 1597
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16