Mã tài liệu: 269148
Số trang: 15
Định dạng: zip
Dung lượng file: 271 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Kinh tế biển Việt Nam
I) Đặc điểm vùng biển Việt Nam
1. Giới thiệu chung về vùng biển Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam có 28 đơn vị hành chính cấp tinh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển với tổng chiều dài đường bờ là 3.670 km. Con số này khác nhiều với số liệu được ghi trong các văn liệu của nước ta từ trước đến nay là 3.260 km. Còn theo CIA World Factbook , đường bờ biển Việt Nam có chiều dài là 3.444 km (xếp thứ 32 trong số
156 quốc gia và vùng lãnh thổ có biển). Với các giá trị này, tỷ lệ chiều dài đường bờ biển so với diện tích theo số liệu thứ nhất là 11,144m/km2, theo số liệu thứ 2 là 10,458m/km2, còn số liệu thứ 3 là 9,90m/km2, nghĩa là trung bình khoảng 1km/100km2 Trong khi, giá trị này trung bình cho toàn thế giới là 5,25m/km2, nghĩa là khoảng 0,5km/km2. Toàn bộ chiều dài đường bờ này hầu như làm ranh giới phía tây của Biển Đông. Theo Bách khoa toàn thư Địa lý Xô Viết , Biển Đông có diện tích là 3.537.000 km2 (đứng thứ tư trong số 61 biển quan trọng của thế giới - sau biển Philippine: 5.726.000km2, biển Ả Rập: 4.832.000km2 và biển Ô Khốt: 4.068.000 km2).
Về mặt tự nhiên, Biển Đông hoàn toàn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và nằm trong 2 đới: đới gió mùa nhiệt đới có mùa đông lạnh ở phía bắc và đới gió mùa cận nhiệt đới nóng quanh năm ở phía nam. Quanh năm, nhiệt độ nước biển đều lớn hơn 25oC, do đó không có băng. Các hệ thống sông lớn đổ vào Biển Đông đều tập trung ở phía tây. Lớn nhất là hệ thống sông Mê Kông - Đồng Nai, tiếp đến là hệ thống sông Hồng - Thái Bình đều có vùng cửa sông ở Việt Nam và hệ thống sông Chao - Phraya ở Thái Lan. Địa hình đáy Biển Đông gồm có thềm lục địa được xác định trong khoảng độ sâu từ 200 - 500
mét và mở rộng ở phía bắc và phía nam; sườn và chân lục địa được xác định đến độ sâu trung bình 2.000 - 2.500 mét trên đó có 2 quần đảo quan trọng là Hoàng Sa và Trường Sa; đáy biển thẳm khá bằng phẳng và có độ sâu trên 3.000 mét, độ sâu lớn nhất đạt tới trên
5.000 mét. Ngoài 2 quần đảo xa bờ nêu trên, biển Việt Nam còn có tới khoảng 3.000 hòn
đảo gần bờ. Biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng.
Về mặt địa chính tri, Biển Đông thuộc quyền sở hữu của các quốc gia và vùng lãnh thổ sau: Bru - Nây, Campuchia, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam, trong đó Bru - Ney, Indonesia, Philippine, Singapore là các quốc đảo. Do đó, Biển Đông có vị trí rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh đối với các nước này, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Các nước trong khu vực Biển Đông đang làm hết sức mình để gìn giữ và bảo vệ về mọi mặt đối với nó với mục tiêu đạt được là hòa bình và phát triển. Ngoài ra, Biển Đông là con đường giao thông hàng hải quan trọng đi từ Đông Bắc Á sang Nam Á, Tây Á và các khu vực khác trên thế giới thuộc Thái Bình dương, Ấn Độ dương vào Địa Trung hải để ra Đại Tây dương.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 304
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem