Mã tài liệu: 278737
Số trang: 30
Định dạng: zip
Dung lượng file: 139 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
VÀ KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
1. Đặc điểm chung về kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá là việc bán hàng sản xuất, gia công trong nước hoặc hàng hoá nhập khẩu để tái xuất khẩu cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua hợp đồng ngoại thương đã ký kết giữa các đơn vị kinh doanh trong nước với các tổ chức cá nhân nước ngoài hoặc giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ các quốc gia trên Thế giới.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động bán hàng của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá.
1.1 . Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hoá
- Xuất khẩu là hàng hoá sản xuất trong nước được mang ra nước ngoài tiêu thụ. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vì vậy, xuất khẩu có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Xuất khẩu hàng hoá là cách thức tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, đồng thời tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu và giúp cho việc ổn định cán cân thanh toán quốc tế: Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại. Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, các dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động,... xuất khẩu là nguồn vốn chủ
yếu để nhập khẩu. Hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam được thực
hiện chủ yếu với các mặt hàng nông sản, khoáng sản, thủ công mỹ nghệ như : Gạo, chè, cao su, cà phê, hạt tiêu, ...
- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển vì có nhiều thị trường => phân tán rủi ro cạnh tranh. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra các cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất.
- Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân. Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa, là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu=> là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 261
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 236
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 238
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 20