Mã tài liệu: 279478
Số trang: 61
Định dạng: zip
Dung lượng file: 457 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1. Đặc điểm chung_- quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần giầy Hà Nội
1.1. Đặc điểm chung
Công ty cổ phần giầy Hà Nội là sở hữu của các cổ đông được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/6/1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Công ty cổ phần giầy Hà Nội là chủ thể kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng. Công ty có vốn điều lệ do các cổ đông đóng góp và chịu trách nhiệm hữu hạn về tài chính đối với những khoản này.
Một số thông tin chung về công ty cổ phần giầy Hà Nội như sau:
- Tên gọi: Công ty cổ phần giầy Hà Nội
- Tên viết tắt: HASJOCO
- Tên giao dịch quốc tế: HANOI SHOES JOIN STOCK COMPANY
- Trụ sở chính: Km6 _ đương Nguyễn Trãi _ Thanh Xuân _ Hà Nội
- Ngân hàng mở tài khoản: sở giao dịch 1 _ Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam
- Mã số thuế: 0100101192
- Thời gian hoạt động: 38 năm kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động
- Số cổ đông: 490
- Vốn điều lệ: 5.800.000.000 đồng
+ Tỷ lệ cổ phần nhà nước: 0%
+ Tỷ lệ cổ phần bán cho lao động trong công ty: 99,38%
+ Tỷ lệ cổ phần bán cho đối thượng ngoài công ty: 0,62%
1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
Tiền thân của công ty cổ phần giầy Hà Nội là một phân xưởng giầy. Đây chính là phân xưởng lao động xã hội chủ nghĩa đầu tiên của Nhà máy quốc phòng X40, được tách ra và thành lập xí nghiệp Giầy da Hà Nội vào ngày 20/4/1986. Xí nghiệp thuộc khối công nghiệp địa phương trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội.
Khi mới thành lập, xí nghiệp chỉ có 83 công nhân, 15 máy khâu đạp chân và một dãy nhà. Theo số liệu kiểm kê tại thời điểm đó, giá trị TSCĐ được bàn giao lại từ nhà máy Quốc phòng X40 là 112208 VNĐ. Nhiệm vụ của xí nghiệp trong thời gian này là sản xuất găng tay bảo hộ lao động, giầy và các đồ quân nhu, quân khí phục vụ cho đời sống quốc phòng an ninh.
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, quan hệ kinh tế giữa nước ta và các nước Đông Âu phát triển mạnh mẽ, nhờ đó doanh nghiệp có nhiều đơn đặt hàng sản xuất các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Đông Âu. Do đó việc làm hàng xuất khẩu của xí nghiệp bắt đầu hình thành.
Vào thời điểm này do bị chi phối bởi cơ chế kế hoạch hoá tập trung nên mọi hoạt động của xí nghiệp hoàn toàn thụ động. xí nghiệp chỉ có nhiệm vụ sản xuất ra các sản phẩm theo kế hoạch của cấp trên giao.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16