Mã tài liệu: 297920
Số trang: 15
Định dạng: zip
Dung lượng file: 26 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1. KẾ HOẠCH HOÁ LÀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ VĨ MÔ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NHIỀU NỀN KINH TẾ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế xã hội và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cap đời sống của nhân dân”.
Xu thế chung của các nước trên thế giới hiện nay đều tiến tới áp dụng cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước trong đó kế hoạch hoá là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân hiện nay được khẳng định là không thể thiếu được nhằm thực hiện có hiệu quả sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thị trường.
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế thấy rằng: Một trong những nội dung quan trọng mà các nhà kinh tế bàn đến là vai trò của nhân tố thị trường và nhân tố Nhà nước trong điều hành quản lý nền kinh tế. Bởi lẽ, vấn đề Nhà nước và thị trường là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trong nhiều thập kỷ qua, không những ở nước ta mà ở cả nhiều nước trên thế giới, vì muốn tìm tòi mô hình quản lý kinh tế vĩ mô thích hợp và có hiệu quả hơn.
Đối với một nền kinh tế đặc thù như nước ta: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và Nhà nước trong điều tiết, quản lý nền kinh tế cũng cần nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn phải nghiên cứu. Chẳng hạn như:
Thứ nhất, sử dụng cơ chế thị trường đến đâu và như thế nào để phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó.
Thứ hai, với chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước thì kế hoạch hoá được sử dụng như là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô như thế nào để đạt được tăng trưởng lâu bền và đảm bảo được định hướng XHCN.
Ngày nay, kế hoạch hoá được hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủ định của Nhà nước vào nền kinh tế để đạt được những mục tiêu đó đề ra. Bản chất, nội dung của Kế hoạch hoá hoàn toàn phụ thuộc vào vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Kế hoạch hoá là sự tác động có ý thức của Chính phủ nhằm định hướng và điều khiển sự biến đổi cuả những biến số kinh tế (tiêu thụ, đầu tư, tiết kiệm, xuất nhập khẩu…) của một nước hay một khu vực nào đó để đạt được mục tiêu đã định trước. Vậy bản chất của kế hoạch là mô tả như là một loạt các mục tiêu kinh tế xã hội, định hướng cụ thể phải đạt được trong một khoảng thời gian đã định sẵn.
Bản chất, nội dung của KHH hoàn toàn phụ thuộc vào vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường (KTTT).
Quan niệm về Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN khác hẳn trong nền kinh tế tập trung - bao cấp: nếu trước đây Nhà nước là cho phép và quyết định (theo cơ chế xin - cho), thì ngày nay là Nhà nước tạo khung khổ pháp luật để mọi công dân tự do kinh doanh theo pháp luật và hỗ trợ giúp đỡ, đồng thời giám sát để doanh nghiệp và dân doanh hoạt động sản xuất - kinh doanh có hiệu quả.
Kế hoạch hóa trong nền KTTT định hướng XHCN cũng khác với KHH trước đây: nếu trước đây kế hoạch chỉ giới hạn trong phạm vi khu vực kinh tế nhà nước, thì bây giờ kế hoạch phải bao hàm tổng thể nền kinh tế quốc dân với nhiều thành phần kinh tế và phải nhấn mạnh đến vấn đề quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội v.v...
2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG THẤT BẠI TRONG MỘT SỐ KẾ HOẠCH Ở NƯỚC TA VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
Sau đại chiến thế giới lần thứ II, các nước đang phát triển ra đời. Trong những thập niên đầu, hầu hết các quốc gia này đã coi kế hoạch hoá quốc gia trực tiếp là cơ chế tổ chức duy nhất giúp họ vượt qua những trở ngại to lớn đối với sự phát triển nhờ có mô hình kế hoạch hoá tập trung. Nhưng cơ chế này chỉ phù hợp với nền kinh tế của các quốc gia khi có chiến tranh xảy ra.
Vào thập niên 60, bắt đầu là thời kỳ khủng hoảng của kế hoạch hoá các nước NICS và ASEAN, thì phần lớn các kế hoạch trên là không thực hiện được và dẫn đến thất bại, do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 801
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 850
⬇ Lượt tải: 32
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 20