Mã tài liệu: 252007
Số trang: 84
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 844 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời nói đầu
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ mang tính khoa học và kỹ
thuật được sử dụng để dự báo các tác động môi trường có khả năng xảy ra bởi dự án
đầu tư, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và biện pháp nhằm tăng cường các tác động
tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực, góp phần làm cho dự án đầu tư được bền
vững trong thực tế triển khai. Mức độ chính xác của việc dự báo tác động sẽ xảy ra
phụ thuộc vào 2 nhóm các yếu tố cơ bản, đó là thông tin đầu vào cho dự báo và
phương pháp dự báo.
Về thông tin đầu vào, điều cốt yếu là phải có các thông tin về 2 đối tượng chính:
một là, những nội dung của dự án có khả năng gây ra tác động môi trường – nguồn
gây ra tác động; và hai là, những thành phần môi trường xung quanh, bao gồm cả
một số yếu tố về kinh tế và xã hội liên quan, có khả năng bị tác động bởi dự án - đối
tượng bị tác động. Mức độ đòi hỏi và mức độ sẵn có của các thông tin đầu vào này là
rất khác nhau tùy thuộc vào loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án và phương
pháp dự báo áp dụng. Về phương pháp dự báo cũng có sự phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, như: mức độ sẵn có của các thông tin đầu vào, loại hình dự án, địa điểm thực hiện
dự án v.v
Vì vậy, nếu chỉ có những quy định về pháp luật như hiện hành thì công tác ĐTM
ở Việt Nam sẽ rất khó mang lại những kết quả mong đợi và rất khó tạo lập được
những cơ sở vững chắc phục vụ cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất
nước. Vấn đề cấp bách đặt ra là phải xây dựng được những hướng dẫn kỹ thuật về
ĐTM đối với từng loại hình dự án đầu tư khác nhau.
Bản hướng dẫn được lập trên nguyên tắc tập trung vào những hướng dẫn mang
tính kỹ thuật cho việc lập báo cáo ĐTM áp dụng đối với loại hình dự án Dệt nhuộm ở
Việt Nam để làm nguồn tài liệu tham khảo cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau
trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường (chủ dự án, cơ quan tài trợ dự án, cộng
đồng chịu tác động tiêu cực bởi dự án, các tổ chức, cá nhân tham gia lập báo cáo
ĐTM, các cơ quan, tổ chức tham gia thẩm định báo cáo ĐTM, kiểm tra, giám sát
việc thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án và các đối tượng khác có
liên quan). Hướng dẫn được xây dựng với sự kết hợp của những kinh nghiệm thực tế
thực hiện ĐTM đối với các dự án Dệt nhuộm và các lĩnh vực có liên quan khác ở
Việt Nam trong vòng 15 năm qua kể từ khi có Luật Bảo vệ môi trường năm 1993.
Với tính chất phức tạp và nhiều đòi hỏi đặt ra về mặt khoa học và kỹ thuật như
đã nêu trên, bản hướng dẫn này chắc chắn còn những hạn chế và khiếm khuyết. Mặt
khác, cùng với sự phát triển của công tác ĐTM ở Việt Nam và trên thế giới trong
thời gian tới, bản hướng dẫn này cũng sẽ chắc chắn còn nhiều điểm phải được tiếp
tục cập nhật. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp để bổ khuyết cho
hướng dẫn này trong tương lai.
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU CHUNG 7
1. Hiện trạng và định hướng phát triển ngành dệt nhuộm ở Việt Nam . 7
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường . 8
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM . 10
4. Tổ chức thực hiện ĐTM . 11
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN . 12
1.1. Tên dự án 12
1.2. Chủ dự án 12
1.3. Vị trí địa lý của dự án 12
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án: . 13
1.4.1. Các hạng mục công trình xây dựng 13
1.4.2. Thông tin cơ bản về hoạt động sản xuất . 14
1.5. Sơ đồ tổ chức, nhu cầu lao động . 22
1.5.1. Sơ đồ tổ chức nhà máy 22
1.5.2. Nhu cầu lao động cho dự án 22
1.6. Tổng mức đầu tư và tiến độ của dự án . 22
1.6.1. Tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức đầu tư 22
1.6.2 Tổ chức và tiến độ thực hiện dự án . 22
CHƯƠNG 2. THU THẬP SỐ LIỆU, KHẢO SÁT, MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NỀN . 23
2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường 23
2.2. Hiện trạng môi trường nền 24
2.2.1. Yêu cầu số liệu môi trường nền 24
2.2.2. Yêu cầu vị trí lấy mẫu đánh giá chất lượng môi trường nền 25
2.2.3. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí . 25
2.3.5. Hiện trạng chất lượng nước ngầm 26
2.3.6. Hiện trạng chất lượng đất . 26
2.3.7. Hiện trạng động, thực vật . 27
2.3. Điều kiện kinh tế – xã hội 27
2.3.1. Điều kiện về kinh tế 27
2.3.2. Hạ tầng cơ sở và dịch vụ . 27
2.3 3. Điều kiện về xã hội 27
2.3.4. Văn hoá lịch sử . 28
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 29
3.1. Nguyên tắc đánh giá . 29
3.2. Các nguồn gây tác động đến môi trường từ dự án dệt nhuộm 29
3.2.1. Các nguồn gây tác động trong quá trình thi công dự án . 29
3.2.2. Các nguồn gây tác động trong quá trình hoạt động dự án 30
3.2.3 Dự báo những rủi ro về môi trường do dự án gây ra 35
3.3. Đối tượng, quy mô bị tác động 37
3.4. Đánh giá tác động đến môi trường . 38
3.4.1. Các tác động do giải phóng mặt bằng . 38
3.4.2. Các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng hạ tầng và giai đoạn hoạt
động . 38
4.5. Các phương pháp đánh giá tác động có thể áp dụng đối với dự án dệt
nhuộm . 50
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA
VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG . 52
4.1. Đối với các tác động xấu 52
4.1.1. Nguyên tắc 52
4.1.2. Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường không khí . 53
4.1.3. Giảm thiểu ảnh hưởng tiếng ồn, độ rung 55
4.1.4. Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường nước . 56
4.1.5. Giảm thiểu tác động môi trường của chất thải rắn . 60
4.1.6. Giảm thiểu tác động tới môi trường đất 61
4.1.7. Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái 61
4.1.8. Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường kinh tế - xã hội - nhân văn . 61
4.2. Đối với sự cố môi trường . 62
4.3. Những vấn đề bất khả kháng và kiến nghị hướng xử lý 65
CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG . 66
5.1. Chương trình quản lý môi trường 66
5.2. Chương trình giám sát môi trường: . 70
5.2.1. Đối tượng, chỉ tiêu quan trắc, giám sát môi trường 70
5.2.2. Thời gian và tần suất giám sát, quan trắc . 71
5.2.3. Dự trù kinh phí cho giám sát, quan trắc môi trường . 71
CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 72
6.1. Tham vấn ý kiến cộng đồng 72
6.2. Ý kiến phản hồi của chủ dự án . 73
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT . 74
1. Kết luận 74
2. Kiến nghị 74
3. Cam kết 74
PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM . 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC . 71
Phụ lục 1 - Các thông tin về loại và độc tính của thuốc nhuộm . 71
Phụ lục 2 - Mô hình dự báo nồng độ các chất ô nhiễm không khí . 7
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 1108
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 687
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 19