Mã tài liệu: 298042
Số trang: 28
Định dạng: zip
Dung lượng file: 122 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, chúng ta đang được chứng kiến sự chuyển mình phát triển đi lên của nền kinh tế thế giới, và thực tế đã cho thấy một xu thế khách quan đang diễn ra mang tính chất toàn cầu mà không một quốc gia, không một tập đoàn, không một công ty nào lại không tính đến chiến lược kinh doanh của mình. Đó là xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, một xu thế đem lại sức mạnh về tài chính; tận dụng công nghệ nhằm làm giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm cho tất cả những doanh nghiệp tham gia vào guồng máy đó.
Việt Nam cũng không ngừng đổi mới để hoà nhập với nền kinh tế thị trường thế giới, có nhiều doanh nghiệp đã ra đời và không ngừng lớn mạnh. Nhưng để có tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt của thị trường các doanh nghiệp cần phải xác định các yếu tố đầu vào sao cho hợp lý, phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất từ khi bỏ vốn ra đến khi thu hồi vổn về, đảm bảo thu nhập của đơn vị, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, cải tiến đời sống cho cán bộ công nhân viên và thực hiện tái sản xuất mở rộng. Các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện các bước thật cẩn thận và nhanh chóng sao cho kết quả đầu ra là cao nhất, với giá cả và chất lượng sản phẩm có sức hút đối với người tiêu dùng.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, yếu tố cơ bản để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường liên tục, đó là nguyên vật liệu, yếu tố đầu vào, cơ sở tạo nên hình thái vật chất của sản phẩm.Vì vậy vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải hạch toán và quản lý đầy đủ chính xác nguyên vật liệu, phải đảm bảo cả ba yếu tố của công tác hạch toán là: chính xác, kịp thời, toàn diện.
Trong sản xuất kinh doanh, chính sách giá cả chính là yếu tố để đứng vững và chiến thắng trong sự cạnh tranh của cơ chế thị trường. Mặt khác, chỉ cần một sự biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng tới giá thành. Việc hạch toán đầy đủ chính xác có tác dụng quan trọng đến việc hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Để làm được điều này các doanh nghiệp cần phải sử dụng các công cụ quản lý mà kế toán là một công cụ quản lý giữ vai trò trọng yếu nhất.
Kết cấu đề án:
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của đề án được kết cấu thành 2 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Hoàn thiện tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.
KẾT LUẬN
Trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu để cấu thành nên một sản phẩm. Nguyên vật liệu đóng một vai trò quan trọng, nó vừa là đối tượng lao động vừa là cơ sở vật chất trực tiếp tạo ra sản phẩm, chiếm một tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất. Trong thế chuyển mình của đất nước, các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để đạt được chi phí thấp nhất thông qua việc giảm chi phí nguyên vật liệu. Để làm được điều đó thì ngay từ khâu mua, bảo quản, dự trữ đến sử dụng phải tiến hành một cách khoa học, chặt chẽ.
Qua nghiên cứu đề tài em đã hiểu rõ hơn về vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất, và khái quát được sơ bộ về thực trạng kế toán NVL tại Doanh nghiệp sản xuất. Từ đó thấy được ưu, nhược điểm của công tác kế toán NVL cũng như công tác quản lý sử dụng NVL tại các doanh nghiệp sản xuất, tìm ra nguyên nhân, và đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL để phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay của Doanh nghiệp và đảm bảo đúng theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước.
Tuy nhiên trong khuôn khổ đề án môn học chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong nhận được sụ thông cảm và đóng góp của thầy cô giáo, các sinh viên trong nhà trường. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kế Toán trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình chu đáo của thầy giáo: Th.S Trần Văn Thuận, đã giúp đỡ em hoàn thiện đề án môn học này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS Nguyễn Văn Công, Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, NXB Tài Chính, Tháng 10/2004.
2. Chủ biên: TS Đặng Thị Loan, Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, NXB Tài Chính, 2004.
3. Bộ Tài Chính, Hướng dẫn lập chứng từ kế toán hướng dẫn ghi sổ kế toán, NXB Tài Chính, 2004.
4. Lý thuyết hạch toán kế toán, NXB Tài Chính, 2002.
5. Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương, Giáo trình kế toán quản trị, NXB Tài Chính, 2004.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3
1.1.Tổng quan về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất. 3
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm nguyên vật liệu. 3
1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu: 4
1.1.3. Vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất và những yêu cầu đặt ra đối với quản lý nguyên vật liệu: 5
1.2. Tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất. 8
1.2.1. Sự cần thiết phải tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất: 8
1.2.2. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho trong doanh nghiệp sản xuất. 8
1.2.3. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho trong doanh nghiệp sản xuất. 9
1.2.3.1. Phương pháp giá thực tế đích danh: 10
1.2.3.2. Phương pháp giá đơn vị bình quân: 11
1.2.3.3. Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO): 13
1.2.3.4. Phương pháp nhập sau - xuất trước(LIFO): 14
1.3. Tính giá nguyên vật liệu theo Chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm của một số nước. 15
CHƯƠNG II: HOÀN THIỆN TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 17
2.1. Đánh giá tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 17
2.1.1. Ưu điểm: 17
2.1.2 Những tồn tại: 17
2.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tính giá nguyên vật liệu trong Doanh nghiệp sản xuất. 18
2.2.1 Lập bảng danh biểu: 18
2.2.2. Hoàn thiện việc nhập-xuất-tồn kho vật liệu: 19
2.2.3. Hoàn thiện việc ghi chép sổ chi tiết số 2: 20
2.2.4. Hoàn thiện công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu: 20
3.2.5. Hoàn thiện về phần hành kế toán chi phí sản xuất chung. 23
3.2.6. Hoàn thiện về phương pháp tính giá thành sản phẩm . 24
3.2.7. Hoàn thiện về việc theo dõi chi phí khấu hao Tài sản cố định (TSCĐ) ở các Doanh nghiệp. 24
3.2.8. Hoàn thiện việc áp dụng kế toán trên máy vi tính. 25
KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 262
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 17