Mã tài liệu: 291939
Số trang: 238
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,832 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Mục lục
Trang
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng trong luận án vii
Danh mục các hình, sơ đồ trong luận án viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ CỦA NHÀ NƯỚC
1.1. Sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp 10
1.1.1. Nộp thuế - nghĩa vụ tất yếu của doanh nghiệp 10
1.1.2. Sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp 11
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp 18
1.2. Quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân 32
thủ thuế của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu của quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp 32
1.2.2. Bản chất quản lý thu thuế của Nhà nước đối với doanh nghiệp 35
1.2.3. Nội dung quản lý thu thuế của Nhà nước đối với doanh nghiệp 38
1.2.4. Quản lý thu thuế trong mối quan hệ với mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thu thuế nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp
1.3. Kinh nghiệm quản lý thu thuế nhằm tăng cường sự tuân 58
thủ thuế của doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới
1.3.1. Xu hướng đổi mới quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường 58
sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại một số quốc gia
1.3.2. Những kinh nghiệm quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp
Chương 2 74
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2 .1 . Thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
2.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội giai đoạn 2000-2008 74
2.1.2. Thuế và các khoản nộp ngân sách của doanh nghiệp trên địa bàn 78
2.1.3. Đánh giá sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn 79
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp 83
2.2 Thực trạng quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường 97
sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
2.2.1. Quan điểm, chiến lược quản lý thu thuế của Nhà nước giai đoạn 97
2005-2010 và kế hoạch quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
2.2.2. Thực trạng lập dự toán thu thuế đối với doanh nghiệp 103
2.2.3. Thực trạng tuyên truyền, hỗ trợ DN trên địa bàn
2.2.4. Thực trạng quản lý đăng ký, kế khai và nộp thuế
2.2.5. Thực trạng thanh tra thuế đối với doanh nghiệp 116
2.2.6. Thực trạng cưỡng chế thu nợ và hình phạt pháp luật về thuế 123
2.2.7. Thực trạng xử lý khiếu nại tố cáo về thuế 128
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
2.3.1. Ưu điểm 132
2.3.2. Hạn chế 133
2.3.3. Nguyên nhân 136
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
3.1 Đổi mới quan điểm và chiến lược quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh
nghiệp trên địa bàn Hà Nội
3.1.1. Đổi mới quan điểm quản lý thu thuế của nhà nước đối với doanh nghiệp 143
3.1.2. Xây dựng chiến lược quản lý sự nộp thuế của doanh nghiệp trong mối quan hệ với mức độ tuân thủ thuế
3.2 Các giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
3.2.1. Hoàn thiện lập dự toán thu thuế đối với DN 154
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyên truyền hỗ trợ 156
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý đăng ký, kê khai và nộp thuế 165
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện thanh tra và kiểm tra thuế 169
3.2.5. Giải pháp hoàn thiện hoạt động cưỡng chế thu nợ và hình phạt về thuế 177
3.2.6. Giải pháp hoàn thiện hoạt động xử lý khiếu nại, tố cáo về thuế 181
3.3. Kiến nghị điều kiện thực thi các giải pháp hoàn thiện quản 184
lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan thuế 184
3.3.2. Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan 190
KẾT LUẬN 193
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 196
TÀI LIỆU THAM KHẢO 197
PHỤ LỤC 204
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Thuế là bộ phận quan trọng nhất của NSNN (ngân sách nhà nước), góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Một hệ thống thuế có hiệu lực và hiệu quả là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia. Điều này không chỉ phụ thuộc vào những chính sách thuế hợp lý mà còn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động quản lý thu thuế của nhà nước. Jenkin, G.P. đã cảnh báo những sự cải cách thuế đầy tham vọng sẽ thất bại bởi một nền quản lý thu thuế không hiệu lực và hiệu quả [62, tr.12]. Vì vậy, quản lý thu thuế đang là một vấn đề được xã hội quan tâm.
Tuy nhiên, quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp (DN) ở các nước đang phát triển hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức khác nhau tạo ra sức ép ngày càng tăng đối với nhiệm vụ thu thuế của nhà nước. Một trong những thách thức lớn đó là sự đa dạng hành vi tuân thủ thuế của DN. Phức tạp hơn khi hành vi tuân thủ thuế của DN lại chịu ảnh hưởng của nhiều các biến số khác nhau. Những yếu tố này tạo ra bài toán lớn đối với cơ quan thuế trong việc đảm bảo sự tuân thủ thuế của DN.
Trong khi nguồn lực cho quản lý thu thuế ở các nước đang phát triển hiện nay là rất hạn hẹp, sự phức tạp từ các DN ngày một tăng lên dẫn đến nhiều khó khăn hơn đối với cơ quan thuế trước sức ép phải tăng thu NSNN hàng năm để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho một xã hội đang phát triển. Đây là khó khăn lớn mà ngành thuế như ở Việt Nam cần phải vượt qua.
Từ những những thách thức nói trên, cơ quan thuế ở nhiều quốc gia đang có những nỗ lực đổi mới hệ thống quản lý thu thuế của mình dựa trên chính những điểm mạnh họ sẵn có, xây dựng chiến lược quản lý thu thuế đối với DN dựa trên quan điểm DN hay đối tượng nộp thuế (ĐTNT) chính là khách hàng của cơ quan thuế. Chiến lược quản lý thu thuế đối với DN ở nhiều quốc gia vì vậy hướng vào những yếu tố thuộc đặc điểm tuân thủ của các nhóm DN khác nhau. Lợi ích kỳ vọng rất nhiều từ chiến lược này là tăng cường tính tuân thủ tự nguyện của DN và làm thay đổi hành vi tuân thủ thuế của những DN phản kháng với nghĩa vụ thuế theo hướng tích cực hơn. Chiến lược quản lý thu thuế dựa trên sự tuân thủ của DN giảm gánh nặng quản lý hành chính thuế, đặc biệt ở những thành phố lớn có số lượng DNtăng trưởng nhanh. Những chiến lược hướng về khách hàng bắt đầu được xây dựng và thực thi ở các nước phát triển từ những năm 1970 và hiện nay đang thực hiện ở nhiều nước đang phát triển. Cùng với chiến lược hướng tới khách hàng, nhiều quốc gia đã xây dựng cơ chế tự khai tự nộp (TKTN) thuế. Lợi ích của cơ chế này đã được khẳng định, đó là giảm chi phí tuân thủ thuế; giảm chi phí quản lý hành chính thuế và nâng cao hiệu lực quản lý thông qua sự tuân thủ tự nguyện. Nhật Bản đã áp dụng hệ thống này từ năm 1974; Australia năm 1994; Anh và Niudilân năm 1995. Tuy còn mới mẻ và nhiều thách thức, hệ thống này cũng đã bắt đầu được áp dụng ở một số nước đang phát triển như Bangladesh, Malayxia, Trung Quốc hay Việt nam.
Sự đổi mới quản lý thu thuế của Nhà nước đối với DN ở Việt nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng nói trên. Ở Việt nam, sự thay đổi cơ chế quản lý thu thuế theo cơ chế TKTN là một tín hiệu tích cực thể hiện xu hướng mới trong quản lý thu thuế là tạo sự chủ động và dân chủ hơn cho DN. Hệ thống quản lý TKTN bắt đầu được thí điểm từ 1/2004 ở một số DN và thí điểm với hai loại thuế cơ bản đó là thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập DN, đến nay đã được áp dụng trên toàn quốc. Tại Hà Nội, cơ chế này bắt đầu được thí điểm từ tháng 11/2005 với số lượng752 doanh nghiệp và hiện tại được áp dụng đối với hầu hết DN trên địa bàn.
Tuy nhiên, sự đổi mới nói trên không thể đảm bảo rằng cơ quan quản lý thuế có thể đạt được sự tuân thủ tự nguyện, đầy đủ của hầu hết các DN, đảm bảo nguồn thu tiềm năng cho NSNN. Trong bối cảnh hành vi và đặc điểm của DN ngày càng phức tạp như ở các thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, quản lý thu thuế cần phải đạt được mục tiêu tuân thủ cao nhất đặc biệt là sự tuân thủ tự nguyện của DN. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi quản lý thu thuế ở các thành phố lớn như Hà Nội có sự đổi mới hoàn toàn về quan điểm, chiến lược, chính sách quản lý thu thuế đối với DN.
Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (nghiên cứu tình huống của Hà Nội)”.
2. Công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Các nghiên cứu về quản lý thu thuế đối với DN cho đến nay chủ yếu là của các tác giả nước ngoài. Những nghiên cứu từ trước đến nay đều tập trung vào câu hỏi cơ bản là làm thế nào để cải thiện hiệu lực và hiệu quả của quản lý thu thuế. Câu trả lời được giải quyết thông qua nhiều cách tiếp cận khác nhau. Thứ nhất là nghiên cứu sự tác động của chính sách thuế đến hiệu lực quản lý thu thuế . Thứ hai là sự tác động của yếu tố chính trị như sức ép tranh cử, giành ghế quốc hội và lời hứa cải thiện ngân sách quốc gia đối với những nỗ lực thu thuế . Hướng tiếp cận thứ ba là quản lý thu thuế phụ thuộc vào quá trình biến đổi của nội bộ cơ quan thuế. Đó là sự tiếp cận vào cơ cấu bộ máy quản lý thu thuế và vấn đề nhân sự - tham nhũng tác động đến quản lý thu thuế .
Gill, J.B.S dựa vào mô hình phù hợp xem quản lý thu thuế như là một hệ thống mở với sự tác động qua lại của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài môi trường[57, tr.14]. Ông cho rằng tính hiệu lực của quản lý thu thuế đạt được khi có sự phù hợp của chiến lược đổi mới quản lý thu thuế với các yếu tố môi trường. Những cách tiếp cận đã nêu ra trên đây, theo ông là xuất phát từ sự thiếu hụt nào đó của hệ thống quản lý thu thuế.
Xuất phát từ mô hình phù hợp nói trên, những nghiên cứu hiện nay tập trung vào hướng mới là sự phù hợp và sự thích nghi của quản lý thu thuế đối với sự thay đổi của ĐTNT. Các nghiên cứu theo hướng này tập trung làm rõ tại sao và làm thế nào để ĐTNT tuân thủ luật thuế, với hai cách tiếp cận khác nhau. Hướng thứ nhất, một số nghiên cứu tập trung vào làm rõ tại sao đối tượng lại trốn thuế và xác định những yếu tố tạo ra sự trốn thuế . Hướng nghiên cứu thứ hai, một số tác giả cho rằng theo chuẩn mực truyền thống thì đối tượng nên tuân thủ hơn là không tuân thủ và vì vậy một hệ thống thuế có hiệu lực phải đạt được sự vui lòng hợp tác của đa số những người nộp thuế. Cơ quan thuế sẽ có lợi hơn khi giúp đỡ đối tượng tuân thủ, đáp ứng những nhu cầu của họ, tạo điều kiện cho họ tuân thủ nghĩa vụ thuế hơn là tiêu tốn quá nhiều nguồn lực vào thiểu số những đối tượng trốn thuế. Do đó, hệ thống TKTN là sự ngụ ý cho việc đảm bảo và tăng cường sự tuân thủ .
James, S. khẳng định để thực hiện được một hệ thống quản lý thu thuế dựa trên sự tuân thủ tự nguyện của ĐTNT, cơ quan quản lý thuế phải nhận biết những yếu tố tác động đến sự tuân thủ của ĐTNT . Sự tuân thủ cần phải được xem xét đầu tiên theo cách tiếp cận kinh tế với các công cụ (phần thưởng khuyến khích, lợi ích có được nếu không tuân thủ, sự miễn giảm thuế, gia hạn thuế) và chi phí tuân thủ (chi phí tiếp cận thông tin; chi phí do bị phạt vi phạm luật thuế; chi phí ngầm do hối lộ tham nhũng). Bên cạnh yếu tố kinh tế, tác giả nhận định cần phải hiểu sự tuân thủ của đối tượng bằng cách tiếp cận hành vi là cách tiếp cận rộng hơn qua yếu tố văn hóa và yếu tố tâm lý. Tuy nhiên, sự tuân thủ thuế còn phụ thuộc vào sự hiểu biết của ĐTNT về luật, nghĩa vụ và quy trình tuân thủ thuế [70, tr.123].
Từ các nhóm yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế nói trên, theo Bejakovie’,dr, P., cơ quan thuế cần xây dựng được hệ thống quản lý đáp ứng được những yếu tố thúc đẩy hành vi tuân thủ thuế . Thứ nhất, đơn giản hóa quy trình tuân thủ thuế giảm thiểu chi phí tiếp cận thông tin . Thứ hai cơ cấu lại tổ chức cơ quan thuế theo cơ cấu chức năng, kết hợp với cơ cấu bộ phận theo khách hàng, cơ cấu mạng lưới và cơ cấu ma trận; tư nhân hóa một số chức năng quản lý thuế và thiết lập tổ chức bán tự trị thu thuế . Thứ ba, xây dựng một hệ thống đòn bẩy khuyến khích và hệ thống phạt đảm bảo tăng cường sự tuân thủ . Thứ tư, xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ thông tin thuế với sự khai thác công nghệ thông tin hiện đại, hỗ trợ tuân thủ thuế, tư vấn thuế; thiết lập đại diện cho người nộp thuế . Và đảm bảo sự tuân thủ và giảm chi phí, tăng cường sự tự chủ cho đối tượng bằng đổi mới hệ thống thanh tra thuế dựa trên rủi ro với sự hỗ trợ của công nghệ kiểm toán và công nghệ thông tin .
Những nghiên cứu về quản lý thu thuế hướng vào sự tuân thủ của đối tượng thường dựa vào ba cách tiếp cận về số liệu:
- Nghiên cứu kinh tế lượng dựa trên điều tra những người làm nhiệm vụ thu thuế và cơ quan thuế. Che Ayub, S.M. đã sử dụng cách tiếp cận này để nghiên cứu đổi mới quản lý thuế ở Malayxia nhằm thích ứng với chức năng tuân thủ thuế tự nguyện. Chambers, V. cũng đã điều tra những người làm nhiệm vụ quản lý thuế về nhu cầu đại diện thuế của người nộp thuế trước cơ chế TKTN .
- Nghiên cứu định tính và định lượng dựa trên điều tra DN là phổ biến trong các nghiên cứu quản lý thu thuế hiện nay. Alm J., & McClelland G. H. đã sử dụng cách tiếp cận này để nghiên cứu hành vi tuân thủ của DN phụ thuộc như thế nào về nhận thức của họ đối với hành vi tuân thủ của DN khác và ngụ ý đối hoạt động thanh tra thuế . Torgler điều tra DN để nghiên cứu tác động của sự tin tưởng vào chính sách thuế và quản lý thu thuế đối với sự tuân thủ DN . Điều tra DN cũng được khai thác để xem xét sự khác nhau về văn hóa giữa các quốc gia (Mỹ, Nam Phi và Bostwana) dẫn đến sự khác nhau rất có ý nghĩa về hành vi tuân thủ thuế tiếp cận DN để nghiên cứu tác động của chuẩn mực xã hội đối với sự tuân thủ thuế ở Australia . Và hành vi chấp hành luật thuế ở Anh phụ thuộc vào yếu tố kinh tế, xã hội và tâm lý cũng được James, S. nghiên cứu dựa trên điều tra DN .
- Nghiên cứu kinh tế lượng dựa trên số liệu tổng hợp về tình hình nộp thuế từ cơ quan thuế. Ví dụ, OECD để nghiên cứu sự thay đổi cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế theo mô hình phục vụ khách hàng ở Anh hay Bejakovie’,dr, P. phân tích và gợi ý sự đổi mới quản lý thuế ở các nước đang phát triển.
Nghiên cứu quản lý thu thuế ở Việt nam chưa được sự quan tâm đúng mức, đặc biệt là việc nghiên cứu DN để làm cơ sở cho những cải thiện quản lý thu thuế của Nhà nước. Một số nghiên cứu hiện nay tiếp cận trực tiếp những yếu tố nội bộ của cơ quan thuế và kiến nghị những đổi mới các yếu tố đó để hoàn thiện quản lý thu thuế. Tác giả Vương Hoàng Long xác định các giải pháp đổi mới cơ cấu bộ máy quản lý thu thuế trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần . Tổng Cục Thuế đã đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của quản lý thu thuế và xác định chiến lược và chương trình hiện đại hoá quản lý thuế ở Việt Nam. Một số nghiên cứu khác tập trung đánh giá những ưu điểm của cơ chế TKTN và các chức năng của cơ quan thuế trong việc bảo đảm thực hiện cơ chế này. Ví dụ, tác giả Thu Hương đã đánh giá cơ chế TKTN là bước đột phá trong chiến lược cải cách thuế ở Việt Nam [24, tr.12]. Tác giả Đặng Quốc Tuyến [10, tr.11], Đinh Triều [12, tr.19], Lê Xuân
Trường [15. tr. 26] đã xác định vai trò của dịch vụ tư vấn thuế ở Việt nam đối với chiến lược cải cách hành chính thuế. Vì vậy, ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng, nghiên cứu hành vi của DN từ đó xác định những đổi mới quản lý thu thuế vẫn còn là lĩnh vực nghiên cứu còn bỏ ngỏ. Đó chính là những vấn đề cần quan tâm và là cơ sở cho nhiều nghiên cứu trong giai đoạn tới.
3.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là phân tích, đánh giá và tổng hợp những cơ sở lý thuyết, cơ sở kinh nghiệm và cơ sở thực tiễn cho những giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp (tình huống của địa bàn Hà Nội).
Các mục tiêu cụ thể là:
(1) Hệ thống hoá và làm rõ hơn cơ sở lý luận về sự tuân thủ thuế của DN, quản lý thu thuế của nhà nước đối với DN;
(2) Làm rõ thực trạng tuân thủ thuế của DN trên địa bàn Hà Nội, tình hình quản lý thu thuế trên địa bàn nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của DN
(3) Đề xuất các quan điểm và giải pháp cơ bản trong quản lý thu thuế đối với DNnhằm tăng cường sự tuân thủ của DN trên địa bàn trong giai đoạn tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thu thuế của nhà nước đối với các doanh nghiệp, (không bao gồm các hộ kinh doanh cá thể)
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Địa bàn nghiên cứu: Hà Nội
+ Luận án chỉ tập trung vào nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động thu thuế nội địa (như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài...), dưới sự quản lý của Tổng Cục Thuế, Cục Thuế Hà Nội và các chi cục thuế quận huyện, không bao gồm sự quản lý các khoản thuế quan dưới sự quản lý của cơ quan hải quan.
+ Thời gian nghiên cứu: từ khi quản lý thu thuế của Nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội thực hiện theo chiến lược hiện đại hoá quản lý thu thuế và thực hiện thí điểm cơ chế TKTN (bắt đầu từ 2005).
5. Số liệu và phương pháp nghiên cứu
• Số liệu nghiên cứu
Luận án sử dụng chủ yếu số liệu từ điều tra chọn mẫu các DN trên địa bàn Hà
Nội. Ngoài ra, luận án sử dụng các số liệu thứ cấp từ cơ quản lý thu thuế trên địa bàn.
• Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận án là tiếp cận phân tích hành vi và đặc điểm tuân thủ thuế của các DN đồng thời khảo sát sự ý kiến của DN về thực trạng quản lý thu thuế để có được cơ sở thông tin cho hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước đối với DN trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu (mẫu bao gồm 269 DN trên địa bàn HàNội) nhằm khảo sát cấp độ tuân thủ thuế của DN trên địa bàn.
- Sử dụng chủ yếu các phương pháp tiếp cận phân tích hệ thống để phân tích đặc điểm tuân thủ thuế và hệ thống các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của DN; phân tích hệ thống quản lý thu thuế của nhà nước đối với DN và những yếu tố tác động đến quản lý thu thuế của nhà nước đối với DN trên địa bàn Hà Nội.
- Sử dụng phương pháp thống kê để đánh giá sự tương quan giữa các biến số, phương pháp so sánh giữa các nhóm DN có cấp độ tuân thủ thuế khác nhau, phương pháp đánh giá để rút ra những ưu nhược điểm và nguyên nhân của quản lý thu thuế đối với DN trên địa bàn Hà Nội
6. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đặt ra của đề tài luận án, câu hỏi nghiên cứu chính là các nội dung cần tiếp cận, triển khai dựa trên cơ sở lý luận logic và khoa học. Trong phạm vi của đề tài luận án, các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:
- Có những công trình nào đã nghiên cứu hoặc nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án ?
- Luận án đã sử dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu nào?
- Sự tuân thủ thuế của DN có thể được xác định như thế nào? Sự tuân thủ được thể hiện ở những cấp độ nào? Các chỉ số đặc trưng cho từng cấp độ tuân thủ? Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc DN lựa chọn cấp độ tuân thủ thuế?
- Quản lý thu thuế của nhà nước đối với DN cần thực hiện những chức năng nào để tăng cường sự tuân thủ thuế? Theo từng cấp độ tuân thủ của DN, quản lý thu thuế của nhà nước cần hoạch định những chính sách nào ở từng lĩnh vực chức năng để tăng cường sự tuân thủ thuế?
- Thực trạng về cấp độ tuân thủ thuế của DN trên địa bàn Hà Nội hiện nay? Cấp độ tuân thủ đó có khác nhau theo quy mô, theo loại hình DN?
- Thực trạng quản lý thu thuế của nhà nước đối với DN trên địa bàn Hà Nội? Chiến lược quản lý thu thuế của nhà nước đối với DN? Các chính sách trong từng lĩnh vực chức năng quản lý thu thuế? Những hạn chế trong quá trình thực thi các chức năng quản lý thu thuế đối với DN trên địa bàn Hà Nội?
- Đổi mới chiến lược quản lý thu thuế của nhà nước đối với DN trên địa bàn Hà Nội cần theo những quan điểm và định hướng nào? Giải pháp để thực thi chiến lược?
- Kết quả, điểm mới và hạn chế cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài luận án là gì?
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Hệ thống hoá và làm rõ hơn cơ sở lý luận về quản lý thu thuế nhà nước đối với DNnhằm tăng cường sự tuân thủ của DN đặc biệt là sự tuân thủ tự nguyện.
- Tiến hành khảo sát và nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế như là một biến số đại diện cho sự tuân thủ thuế của DN trên địa bàn Hà Nội; nghiên cứu các yếu tố thuộc các nhóm khác nhau tác động đến sự tuân thủ thuế của DN và khẳng định vai trò quản lý thu thuế của Nhà nước trong việc tác động lên các yếu tố này nhằm tăng cường sự tuân thủ của DN trên địa bàn Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá quan điểm định hướng chiến lược và thực trạng quản lý thu thuế của Nhà nước thông qua khảo sát ý kiến của các DN trên địa bàn Hà Nội nhằm xác định nguyên nhân thuộc về quản lý thu thuế cản trở sự tuân thủ từ đó xácđịnh các giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế nhằm cải thiện mức độ tuân thủ thuế của DN trên địa bàn Hà Nội.
- Vận dụng cơ sở lý luận về quản lý thu thuế trong việc cải thiện và tăng cường sự tuân thủ thuế của DN, phối hợp khảo sát, điều tra thực tế nhằm kết hợp giữa lý luận khoa học và thực tiễn, góp phần kiến nghị những giải pháp quản lý thu thuế của Nhà nước đối với DN trên những địa bàn lớn như Hà Nội.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án, những kết quả nghiên cứu đạt được hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý thu thuế nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng .
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp và quản lý thu thuế của nhà nước
Chương 2: Thực trạng quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội./.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 238
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 18