Mã tài liệu: 288202
Số trang: 55
Định dạng: zip
Dung lượng file: 315 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình quốc tế hoá đang phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục, các khu vực trên thế giới với sự tham gia ngày càng rộng rãi của các nước chậm phát triển. Những lợi ích to lớn của hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho mỗi nước tham gia là rõ ràng và khó có thể bác bỏ. Con đường xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo kiểu cô lập với bên ngoài đã hoàn toàn không có sức thuyết phục và hầu như không còn nước nào đi theo nữa. Vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là hội nhập kinh tế quốc tế với những bước đi như thế nào để có thể mang lại những lợi ích tối đa và phải trả một cái giá tối thiểu quả thực là một thách thức không nhỏ.
Sự hội nhập tất yếu của nước ta vào hợp tác khu vực và quốc tế cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức to lớn cho nền kinh tế. Một trong những bước đi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đó là xây dựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu, tiến hành tự do hoá thương mại và tham gia vào các định chế liên kết khu vực và toàn cầu. Định hướng này đã được Đảng và Nhà nước ta lựa chọn từ Đại hội Đảng VI ('86) và được cụ thể hoá và phát triển ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII ('96). "Đẩy mạnh xuất khẩu coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là quan điểm của kinh tế đối ngoại. Tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Mở rộng trung tâm xuất nhập khẩu, tạo khả năng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến sâu, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ". Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 28% nâng mức xuất khẩu bình quân đầu người năm 2000 lên trên 200USD.
Có thể thấy rằng, ngành công nghiệp dệt may là ngành có ý nghĩa trọng tâm trong giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, từ một hệ thống kinh tế chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp Nhà nước sang một hệ thống mà trong đó cácddn được đối xử một cách công bằng không phân biệt hình thức sở hữu. Với sự thành công của quá trình đổi mới, ngành may cũng là một phần cấu thành quan trọng trong chính sách định hướng xuất khẩu của đất nước, và một cách chung hơn, trong các nỗ lực của Việt Nam để hoà nhập vào nền kinh tế quốc tế.
Công nghiệp dệt- may là một trong các ngành chế tác xuất khẩu quan trọng trong giai đoạn đầu phát triển của đất nước. Sự thành công về xuất khẩu trong ngành này thường mở đường cho sự xuất hiện của chiến lược phát triển định hươngs xuất khẩu có cơ sở rộng hơn. Sự thất bại về xuất khẩu của ngành này bao giờ cũng là triệu chứng của những trở ngại, không phát huy được lợi thế so sánh tiềm năng. Vì vậy đây là một ngành quan trọng không chỉ với tư cách là một nguồn xuất khẩu và tạo việc làm chính, mà còn vì sự tăng trưởng của ngành này mang lại sức sống hơi thở cho toàn ngành kinh tế nói chung.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 67
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 95
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 51
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16