Mã tài liệu: 302760
Số trang: 112
Định dạng: rar
Dung lượng file: 1,731 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜICẢMƠN
“Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam” hiện nay là một đề tài mang tính cấp thiết nhưng còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, tôi đã gặp không ít khó khăn về mặt kiến thức và tài liệu. Tuy vậy, đề tài đãđạt một số kết quả cóý nghĩa lý luận và thực tiễn. Cóđược kết quảđó là nhờ vào sựđộng viên, giúp đỡ to lớn của gia đình, thầy cô và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Ngân hàng-Tài chính đã tạo điều kiện về mặt thời gian cho tôi hoàn thành luận văn; GS-TS Nguyễn Văn Nam, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Bên cạnh đó, tôi đã nhận được những ý kiến đóng góp vô cùng quý báu của các chuyên gia về chứng khoán. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS Nguyễn Sơn-Vụ phó Vụ Phát triển thị trường, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cùng toàn thể các cán bộ của Vụ.
Cuối cùng, tôi xin được gửi những tình cảm sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bèđã luôn là nguồn động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Với tinh thần cầu thị trong học tập và nghiên cứu, tôi kính mong nhận được những nhận xét, góp ý hơn nữa từ phía thầy cô cùng bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤCLỤC
Lời cảm ơn 1
Mục lục 2
Lời mởđầu 4
Danh mục các từ viết tắt 7
Chương 1: 8
Lý luận chung về hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 8
1.1 Tính tất yếu của hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 8
1.1.1 Định hướng của Đảng và Nhà nước 8
1.1.2 Thực trạng nguồn vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam 9
1.2 Đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán 15
1.2.1 Các hình thức tham gia của nhàđầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán 15
1.2.2 Vai trò của hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 21
1.3 Kinh nghiệm các nước trong việc thu hút đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán 25
1.3.1 Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài tại một số thị trường chứng khoán khu vực Châu Á 25
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 32
Chương 2: 34
Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 34
2.1 Quá trình cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước và sự phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam 34
2.1.1 Quá trình Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước thời gian qua 34
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Thị trường Chứng khoán Việt Nam 37
2.2 Cơ sở pháp lýđối với hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 45
2.2.1 Các văn bản áp dụng cho hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung 45
2.2.2 Các văn bản pháp lýáp dụng trực tiếp cho hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 52
2.2.3 Một sốđiểm lưu ý khác liên quan tới hệ thống văn bản pháp luật vềđầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 58
2.3 Thực trạng tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam của nhàđầu tư nước ngoài 61
2.3.1 Nhàđầu tư nước ngoài mua chứng khoán của doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá 61
2.3.2 Cơ sở cho hoạt động ĐTNN tại các công ty cổ phần có vốn ĐTNN 67
2.3.3 Nhàđầu tư nước ngoài tham gia mua, bán chứng khoán trên TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh 71
2.3.4 Nhàđầu tư nước ngoài tham gia góp vốn vào công ty chứng khoán liên doanh, công ty quản lý quỹ liên doanh 81
Chương 3: 84
Giải pháp thúc đẩy hoạt động đẩu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 84
3.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2010 84
3.1.1 Quan điểm định hướng chiến lược phát triển TTCK Việt Nam 84
3.1.2 Định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 86
3.2 Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 88
3.2.1 Ổn định và cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô 89
3.2.2 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chứng khoán và TTCK 90
3.2.3 Tăng cung hàng hoá về mặt số lượng và chất lượng 91
3.2.4 Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật hỗ trợ thị trường 94
3.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 97
3.3.1 Kiến nghị về quản lý ngoại hối trong giao dịch chứng khoán 97
3.3.2 Kiến nghị về chính sách thuếđối với nhàđầu tư nước ngoài 98
3.3.3 Kiến nghị về giới hạn đầu tưđối với hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán 99
3.3.4 Kiến nghị về sự tham gia của tổ chức kiểm toán, tổ chức định mức tín nhiệm 100
3.3.5 Kiến nghị về hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các công ty niêm yết 101
Kết luận 102
Phụ lục 1 103
Phụ lục 2 104
Phụ lục 3 105
Phụ lục 4 107
Phụ lục 5 111
Danh mục tài liệu tham khảo 113
LỜIMỞĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hoáđòi hỏi phải có một nền tảng tài chính ổn định, phát triển. Với tư cách là ngành dẫn dắt, hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia đã vàđang có những bước phát triển, cải cách và hoàn thiện đểđáp ứng yêu cầu và thúc đẩy quá trình đi lên của đất nước. Việc ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam vào tháng 7 năm 2000 được coi như một mốc phát triển quan trọng và tất yếu của hệ thống tài chính hiện đại.
Bên cạnh đó, hoà chung với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đang nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Mặc dùđãđạt một số kết quảđáng mừng sau hơn 3 năm hoạt động nhưng thực tế cho thấy TTCK Việt Nam vẫn còn nhỏ bé, manh mún và chưa có tính chuyên nghiệp. Nhằm phát triển thị trường thành một kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế, tận dụng nguồn lực quan trọng bên ngoài, việc thu hút các nhàđầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán đang trở thành một yêu cầu vừa mang tính cấp thiết, vừa mang tính chiến lược.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài “Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam” được lựa chọn xuất phát từđòi hỏi của thực tiễn khách quan. Nhận thức được vai trò to lớn của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng, trên cơ sở nghiên cứu học tập kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đề tài sẽ xâu chuỗi thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua, tổng kết, đánh giá các thành tựu đạt được, các hạn chế và bất cập cần tháo gỡ. Từđó, tìm ra một số giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn thị trường và nền kinh tế. Một số kiến nghị nhằm hỗ trợ thực thi giải pháp cũng sẽđược đề cập trong phần nghiên cứu của đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các hoạt động ĐTNN thực hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua. Mặc dù thị trường chứng khoán tập trung mới đi vào vận hành trong hơn 3 năm, song thị trường chứng khoán sơ khai tự phát tại Việt Nam đã xuất hiện từ những năm đầu thập kỷ 90’ khi bắt đầu công cuộc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài ngoài tập trung chủ yếu vào hoạt động ĐTNN đang diễn ra khá mạnh mẽ trên TTGDCK TP HCM, còn đề cập tới mảng thị trường sơ cấp, nơi nhàĐTNN mua cổ phiếu lần đầu của các DNNN cổ phần hoá. Do sự hạn chế về việc tiếp cận thông tin trên thị trường chứng khoán tự do thứ cấp đối với các công ty cổ phần, DNNN cổ phần hoá nên luận văn sẽ không nghiên cứu mảng thực trạng này.
Lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới mẻ với nhiều nội dung phức tạp, liên quan tới các lĩnh vực kinh tế – chính trị – xã hội khác nhau của đất nước. Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp, đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các lý luận chung, cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từđóđánh giá thực trạng và tìm một số giải pháp để tạo môi trường thông thoáng nhất, hấp dẫn nhất đối nhàđầu tư nước ngoài. Các vấn đề phân tích mang tính nghiệp vụ, đánh giá bằng chỉ số kinh tế sẽ không được bàn tới trong đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau thường áp dụng cho khối ngành kinh tế: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phỏng vấn, thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu trên cơ sởđịnh lượng vàđịnh tính, phương pháp trích dẫn,…
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mởđầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục từ ngữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn tập trung vào một số nội dung chính sau:
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam
Trên đây đã khái quát toàn bộ những vấn đềđược đề cập tới trong luận văn. Nội dung cụ thể xin cùng thầy cô và bạn đọc theo dõi trong các phần tiếp sau.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 17