Mã tài liệu: 262522
Số trang: 150
Định dạng: zip
Dung lượng file: 526 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Hội nhập Khu vực thương mại tự do của Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một yêu cầu khách quan, là một nhiệm vụ mang tính cam kết quốc tế giữa Việt Nam với các nước thành viên tổ chức ASEAN. Quá trình này đã bắt đầu từ 1.1.1993, sẽ hoàn tất vào năm 2003. Do gia nhập ASEAN muộn hơn nên đối với Việt Nam, quá trình hội nhập khu vực thương mại tự do của ASEAN với những nội dung cơ bản của chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) sẽ được hoàn tất vào năm 2006.
Từ năm 1995 đến nay, sau khi trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam tuyên bố tham gia Khu vực thương mại tự do của ASEAN (AFTA), Chính phủ Việt Nam thông qua các cơ quan chức năng đã bắt đầu vạch ra lộ trình hợp tác kinh tế quan trọng như: chương trình hợp tác về thương mại (trong đó có việc thực hiện CEPT), hợp tác về phát triển công nghiệp, hợp tác về đầu tư, hợp tác về lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp...
Thực hiện các chương trình hợp tác nói trên đòi hỏi sự cố gắng của các cơ quan chính phủ cũng như của tất cả các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế khác nhau. Trong những năm qua do sự cố gắng của các cơ quan Chính phủ và các doanh nghiệp, tiến trình hội nhập AFTA của Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng. Các doanh nghiệp nhìn thấy lộ trình hội nhập AFTA ngày càng đến gần và cũng rất băn khoăn, lo lắng khi hội nhập AFTA. Tuy nhiên riêng đối với các doanh nghiệp với nhiều lý do khác nhau vẫn còn lúng túng trong việc xác định phương hướng, bước đi và cách thức cụ thể thích ứng với đòi hỏi của tổ chức AFTA, đặc biệt là làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam mà phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô khá nhỏ bé.
Trên giác độ đó, tác giả chọn đề tài “Doanh nghiệp Việt nam trong tiến trình hội nhập AFTA - Vấn đề và giải pháp” làm luận án Tiến sỹ kinh tế nhằm luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan, góp phần giúp các doanh nghiệp Việt nam có được câu trả lời cho vấn đề nói trên.
2. Mục đích, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu của luận án
ã Mục đích của luận án là làm rõ yêu cầu và nội dung các công việc đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bước đi và đòi hỏi khách quan của quá trình thực hiện các chương trình hợp tác, đề xuất định hướng và các giải pháp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng với những yêu cầu khách quan đặt ra đặc biệt là nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập vào AFTA.
ã Đối tượng nghiên cứu của luận án: Các chương trình hợp tác của tổ chức AFTA và các yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp, các công việc cần phải thực hiện của doanh nghiệp Việt Nam về mặt định hướng cũng như giải pháp tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh khi hội nhập vào AFTA để các doanh nghiệp Việt Nam đứng vững trong sự cạnh tranh và đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong hoạt động kinh doanh trên thị trường các quốc gia của tổ chức AFTA.
ã Phạm vi nghiên cứu của luận án: tác động của các chương trình hợp tác AFTA đối với doanh nghiệp Việt Nam, thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp Việt nam trước ngưỡng cửa của quá trình hội nhập, các vấn đề về chiến lược kinh doanh và tổ chức quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm tiến tới hoàn tất lộ trình hình thành tổ chức AFTA. Các giải pháp ở đây có ý nghĩa chung cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng cần được cụ thể hoá phù hợp với trình độ và đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp và từng doanh nghiệp cụ thể.
ã Phương pháp nghiên cứu: trên cơ sở của phương pháp nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh và mô hình hoá, các phương pháp đánh giá và so sánh nhằm tìm được cơ sở lý luận và phương pháp luận cho mỗi doanh nghiệp sao cho có thể thích ứng và đáp ứng trong quá trình hội nhập khu vực mậu dịch tự do của khối ASEAN (AFTA).
3. Nội dung nghiên cứu và yêu cầu đặt ra đối với đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan về cơ chế vận hành, nội dung các chương trình hợp tác trong tổ chức AFTA, nghiên cứu các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng khi Việt nam quyết định gia nhập AFTA, các công trình nghiên cứu nói trên được thực hiện dưới dạng các đề tài khoa học, các sách chuyên khảo các đề án công tác của một số ngành.
Các công trình và đề án nghiên cứu nói trên thường đứng trên giác độ chung hoặc trên giác độ các cơ quan quản lý Nhà nước ở góc độ vĩ mô hoặc góc độ ngành, còn góc độ doanh nghiệp có đề cập nhưng chưa được đầy đủ và cụ thể.
Đến nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn lúng túng trong nhận thức cũng như thiếu cơ cở cho việc xây dựng chiến lược rõ ràng, chưa có chuẩn bị về phương án kinh doanh cụ thể và nhất quán trước tiến trình hoàn tất thời hạn thực thi Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cũng như các yêu cầu khác trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do của khối ASEAN (AFTA). Trong khi đó hoạt động của doanh nghiệp chính là hạt nhân quyết định sự thành công của quá trình hội nhập của nước ta vào tổ chức AFTA. Đề tài luận án nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp những cơ sở lý luận và phương pháp luận trước đòi hỏi bức xúc của quá trình hội nhập của doanh nghiệp vào AFTA để sao cho các doanh nghiệp thích ứng và xây dựng được chiến lược nâng cao sức cạnh tranh và đứng vững trong quá trình hội nhập AFTA.
4. Dự kiến đóng góp mới của luận án
Đ Hệ thống các vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế, làm rõ vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong quá trình tham gia vào tiến trình hội nhập AFTA của các doanh nghiệp các nước thành viên.
Đ Làm rõ lộ trình và nội dung các chương trình hợp tác giữa các nước thành viên trong khuôn khổ AFTA trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2006 và một số năm tiếp theo và yêu cầu các công việc đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Phân tích những mặt mạnh và mặt yếu của doanh nghiệp Việt Nam trước các đòi hỏi trên, trước hết về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Đ Đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng cơ sở nhận thức và cơ sở phương pháp luận cho chiến lược kinh doanh và những chuẩn bị cần thiết cho các phương án kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập thực sự vào AFTA, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị với Nhà nước để bảo đảm cho quá trình hội nhập đó đạt được thành công.
Kết cấu của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án bao gồm 3 chương sau đây:
Chương I: Hội nhập quốc tế và vai trò của doanh nghiệp Việt nam trong tiến trình hội nhập AFTA.
Chương II: Tình hình hội nhập AFTA và yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Chương III: Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt nam thích ứng với tiến trình hội nhập AFTA trong thời gian tới.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 304
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 247
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 150
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16