Mã tài liệu: 298251
Số trang: 11
Định dạng: zip
Dung lượng file: 57 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦNMỞĐẦU
Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá hiện đang là xu hướng cóảnh hướng mạnh mẽ nhất trên thế giới. Theo xu hướng này, số lượng các công ty tham gia vào thị trường thế giới ngày một nhiều hơn, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn, rủi ro cũng nhiều hơn. Điều này cho thấy, đểđảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Nhà nước khuyến khích các nhàđầu tư nước ngoài vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân thủ pháp luật Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước
Việt Nam bảo vệ quyền sở hữu đối với vấn đềđầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của nhàđầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản nhanh chóng cho các nhàđầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Doanh nghiệp liên doanh đang là hình thức phổ biến trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay vàđãđạt được một sốđóng góp nhất định cho nền kinh tế nước ta.
Qua thời gian học môn Luật kinh tế em xin được trình bày bài tiểu luận với đề tài: "Phân tích một sốđặc điểm của doanh nghiệp liên doanh và liên hệ với Công ty may Minh Trí".
Do kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót rất mong thầy cô cùng bạn bè góp ýđể bài viết của em được tốt hơn.
PHẦNNỘIDUNG
I. TỔNGQUANVỀLUẬTLIÊNDOANH
1. Khái niệm luật liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là một doanh nghiệp được thành lập giữa: nhàđầu tư nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc với doanh nghiệp liên doanh đãđược phép thành lập, hoặc với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đãđược phép hoạt động tại Việt Nam.
Doanh nghiệp liên doanh có thểđược thành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài.
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
Mỗi bên liên doanh chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn của mình vào vốn pháp định và chịu rủi ro, lỗ, lãi theo tỷ lệ vốn góp.
Doanh nghiệp liên doanh có tài sản riêng do các bên ký kết hợp đồng liên doanh đóng góp tài sản của doanh nghiệp liên doanh là sở hữu chung của các bên liên doanh.
Doanh nghiệp liên doanh hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tếđộc lập, tự chủ về tài chính.
2. Nội dung chủ yếu thành lập doanh nghiệp liên doanh.
Để thành lập một doanh nghiệp liên doanh cần lập hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư:
- Đơn xin cấp giấy phép đầu tư.
- Hợp đồng liên doanh.
- Điều lệ doanh nghiệp liên doanh.
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên liên doanh.
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật.
- Các hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Hồ sơ chuyển giao công nghệ, nếu góp vốn bằng công nghệ.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản giải trình các yếu tố có thểảnh hưởng đến môi trường.
- Hồ sơ thuêđất, nếu có thuêđất.
- Chứng chỉ quy hoạch, thiết kế sơ bộ công trình, nếu có công trình xây dựng.
Nội dung của điều lệ doanh nghiệp liên doanh gồm:
- Tên, địa chỉ, quốc tịch, đại diện có thẩm quyền của các bên.
- Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức và tiến độ góp vốn pháp định.
- Số lượng, thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị, nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc của doanh nghiệp.
- Đại diện của doanh nghiệp trước tòa án, trọng tài và cơ quan Nhà nước Việt Nam.
- Các nguyên tắc về tài chính.
- Tỷ lệ phân chia lãi và lỗ cho các bên liên doanh.
- Thời hạn hoạt động, kết thúc và giải thể doanh nghiệp.
- Quan hệ lao động trong doanh nghiệp, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân.
- Thủ tục sửa đổi điều lệ doanh nghiệp liên doanh.
Nội dung chủ yếu của hợp đồng thành lập doanh nghiệp liên doanh gồm:
- Tên, địa chỉ quốc tịch, đại diện có thẩm quyền của các bên liên doanh.
-. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh.
- Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức, tiến độ góp vốn và tiến độ xây dựng doanh nghiệp.
- Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
- Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp.
- Quyền và nghĩa vụ các bên.
- Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện kết thúc, giải thể doanh nghiệp.
- Giải quyết tranh chấp.
3. Vốn của doanh nghiệp liên doanh:
Vốn đầu tư là vốn để thực hiện dựán đầu tư bao gồm vốn pháp định và vốn vay.
Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh là mức vốn phải cóđể thành lập doanh nghiệp theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được ghi trong điều lệ doanh nghiệp. Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Vốn pháp định không được phép giảm trong quá trình kinh doanh.
Phương thức và tỷ lệ góp vốn pháp định của các bên liên doanh:
- Tỷ lệ góp vốn pháp định của các bên liên doanh do các bên thỏa thuận, nhưng phần góp của bên nước ngoài hoặc các bên nước ngoài không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh.
- Bên nước ngoài góp vốn pháp định bằng:
+ Tiền nước ngoài, tiền Việt Nam có nguồn từ vốn đầu tư tại Việt Nam (tiền Việt Nam thu được từ lợi nhuận, thanh lý, chuyển nhượng vốn đầu tư tại Việt Nam).
+ Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng khác.
+ Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ và dịch vụ kỹ thuật.
+ Giá trị quyền sử dụng đất, các nguồn tài nguyên, giá trị quyền sử dụng mặt nước, mặt biển theo quy định của pháp luật Việt Nam (Điều 7 Luật đầu tư nước ngoài - ngày 12/11/1996).
Bên Việt Nam thông thường góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Giá trị phần góp vốn của mỗi bên liên doanh được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm góp vốn.
Khi các bên liên doanh góp vốn bằng thiết bị máy móc phải được một tổ chức giám định độc lập cấp chứng chỉ giám định. Cơ quan quản lý Nhà nước vềđầu tư nước ngoài của Việt Nam có quyền chỉđịnh tổ chức giám định lại giá trị thiết bị máy móc.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 16