Mã tài liệu: 285084
Số trang: 53
Định dạng: zip
Dung lượng file: 240 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN I
ĐẦU TƯ VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
I, ĐẦU TƯ TRONG DOANH NGHIỆP .
1,Khái niệm và đặc điểm của đầu tư .
1.1,Khái niệm
Trong những năm cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 khái niệm “đầu tư ” trở nên thân quen đối với các nhà quản lý các cấp, đặc biệt phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội, có sự quản lý của nhà nước, ở nước ta đòi hỏi một sự đổi mới mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đầu tư . Vậy đầu tư là gì, chúng ta có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư .
Đầu tư theo nghĩa rộng nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn nhân lực đã bỏ ra để đạt được các kết qủa đó. Nguồn lực đó có thể là tiền tài nguyên thiên nhiên là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả tăng thêm đó là các tài sản chính (vốn), tài sản trí tụê ( trình độ văn hoá chuyên môn khoa học kỹ huật ...). Tài sản vật chất (nhà máy đường xá...) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội .
Trong các kết quả đã đạt được trên đây, những kết quả là tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn năng lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi , không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn cả với nền kinh tế. những kết quả này không chỉ với người đầu tư mà cả nền kinh tế được thu hưởng.
Theo nghĩa hẹp đầu tư bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng , để đạt được cac kết quả đó
Từ đây ta có thể khái niệm về đầu tư phát triển như sau : Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 242
⬇ Lượt tải: 16