Mã tài liệu: 272007
Số trang: 27
Định dạng: zip
Dung lượng file: 196 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
B- Nội dung
I. Quan niệm về ĐTNN
1- Khái niệm ĐTNN (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp trong một quốc gia khỏc. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI.
2- Phân loại FDI:có 2 cách phân loại : theo dạng và theo mục đích
a.Phõn loại theo dạng:
- Đầu tư mới
Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài được sử dụng để xây dựng các doanh nghiệp mới hoặc phát triển thêm các doanh nghiệp có sẵn trong nước. Đây là phương thức các quốc gia nhận FDI thích nhất vỡ tạo được thêm công ăn việc làm cho người trong nước, nâng cao sản lượng, chuyển giao kỹ thuật cao cấp, đồng thời tạo được mối liên hệ trao đổi với thị trường thế giới.
Những mặt yếu của đầu tư mới là có thể “bóp nghẹt” sản xuất trong nước vỡ nhờ khả năng cạnh tranh cao hơn về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế, đồng thời làm khô cạn tài nguyên trong nước. Ngoài ra, một phần lợi nhuận quan trọng sẽ chảy ngược về công ty mẹ.
-Sỏt nhập và tiếp thu
Xảy ra khi tài sản của một doanh nghiệp trong nước được chuyển giao cho một doanh nghiệp nước ngoài. Hỡnh thức chuyển giao cú thể là một sự sỏp nhập giữa một cụng ty trong nước và một công ty nước ngoài để tạo thành một doanh nghiệp với một tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp mới này bắt đầu có tính cách đa quốc gia. Trường hợp sáp nhập với công ty nước ngoài, phần FDI được tính là phần tài trợ mà công ty trong nước được nhận từ bộ phận công ty nước ngoài rót vào.
Hỡnh thức chuyển giao thứ hai là bỏn đứt công ty trong nước cho công ty nước ngoài. Trường hợp này, FDI được tính là những khoản đầu tư từ công mẹ qua cho công ty “con” trong nước.
Theo nhiều ý kiến, FDI qua hỡnh thức sáp nhập và tiếp thu không có lợi nhiều cho quốc gia sở tại bằng đầu tư mới. Lý do thứ nhất là thụng thường, tiền doanh nghiệp trong nước hưởng khi bán cơ sở được trả bằng cổ phiếu của công ty nước ngoài, do đó không có tác dụng xoay vũng thỳc đẩy kinh tế trong nước ngay lập tức. Thứ hai là toàn bộ lợi nhuận sẽ chuyển về công ty mẹ. Quốc gia sở tại chỉ được hưởng phần tạo công ăn việc làm cho dân, một ít nghĩa vụ thuế má và tạo việc làm cho các kỹ nghệ ngoại vi .
b.Phân loại theo mục đích:
- Tỡm tài nguyờn và lao động rẻ tiền.
Đây là dạng FDI tiêu biểu nhất nhằm vào các quốc gia đang phát triển như Trung Đông, Phi Châu, Đông Âu và các nước Đông Nam Á mà Việt Nam là một trong những mục tiêu quan trọng.
Tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ tiền là những “mặt hàng” các công ty nước ngoài rất “mê” ở các quốc gia đang phát triển với mức sinh hoạt cũn thấp.
-Tỡm thị trường tiêu thụ.
Là những đầu tư trực tiếp nước ngoài nhắm vào việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ quản. Điển hỡnh nhất là đầu tư FDI của công ty Coca-Cola và Pepsi-Cola vào Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam.
-Tỡm hiệu quả kinh doanh.
Đây là một dạng FDI thường thấy ở các quốc gia đó phỏt triển, chẳng hạn như trong cộng đồng các quốc gia Âu Châu. Lúc này, nguồn đầu tư FDI nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và trao đổi khoa học kỹ thuật lẫn nhau.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem