Mã tài liệu: 248614
Số trang: 3
Định dạng: doc
Dung lượng file: 53 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
A. PHẦN MỞ BÀI
Phương thức thông qua quyết định trong một tổ chức quốc tế chính là một trong những chỉ số quan trọng cho thấy quốc gia có quyền lực nhiều hay ít, lớn hay nhỏ trong việc chi phối các hoạt động của tổ chức quốc tế mà nó là thành viên. Mặt khác, phương thức đó cũng có thể được coi là một chỉ số dùng để đo lường mức độ liên kết trong tổ chức là cao hay thấp. Bài viết dưới đây xin bình luận về cơ chế ra quyết định của ASEAN theo quy định của hiến chương ASEAN.
B. PHẦN THÂN BÀI
Thực tế cho thấy, thủ tục thông qua một quyết định tại các tổ chức quốc tế khác nhau thì khác nhau, thậm chí trong một tổ chức quốc tế, thủ tục này tại các cơ quan khác nhau cũng không giống nhau. Lịch sử đã chứng kiến nhiều cách thức, thủ tục thông qua quyết định khác nhau. Consensus, phương thức thông qua quyết định mà không cần biểu quyết, cũng được áp dụng khá rộng rãi. Chúng ta có thể kể ra nhiều tổ chức và cơ quan của tổ chức quốc tế áp dụng phương pháp này (Hội đồng bảo an, Đại hội đồng của Liên hợp quốc và rất nhiều các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc ).
Hiện nay Nguyên tắc đồng thuận (consensus) đang được xử dụng là cơ chế ra quyết định của ASEAN theo hiến chương ASEAN.
Cơ chế ra quyết định của ASEAN theo hiến chương ASEAN:
Các quyết định sẽ được thông qua trên cơ sở trao đổi ý kiến và đồng thuận (consultation and consensus). Quy định này áp dụng cho tất cả các cơ quan của ASEAN từ Hội nghị Cấp cao, Hội đồng Điều phối, 03 Hội đồng Cộng đồng cho đến các cơ chế trực thuộc thấp hơn. Các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực khác cũng có quy định về việc thông qua các quyết định bằng phương thức đồng thuận. Nhưng điểm khác nhau giữa Hiến chương ASEAN và các văn bản pháp lý của các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực khác là đối với một số vấn đề nhất định các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực sẽ tiến hành bỏ phiếu nếu không đạt được đồng thuận. Còn Hiến chương ASEAN quy định, nếu không đạt được đồng thuận thì vấn đề sẽ được trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN quyết định. Nguyên tắc đồng thuận, tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có quá trình đàm phán lâu dài nhưng bảo đảm được việc tính đến lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên. Đây là một nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp và hoạt động của ASEAN
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 247
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 248
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 839
⬇ Lượt tải: 20