Mã tài liệu: 243337
Số trang: 45
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 894 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
I GIỚI THIỆU
1. Giới thiệu chung
Ninh Thuận là một tỉnh ở cực Nam Trung Bộ, có điều kiện đất đai và khí hậu với đặc
trưng khô và nóng, ẩm, thích hợp cho cây nho sinh trưởng, phát triển và cho năng suất
cao. Cây nho được du nhập vào Ninh Thuận từ những năm 1960 và được sản xuất
thành hàng hóa vào những năm 1980. Nơi đây đã hình thành một vùng nho điển hình và
tập trung lớn nhất cả nước.
Tuy nhiên, việc sản xuất nho hiện nay tại Ninh Thuận đang gặp nhiều khó khăn như kĩ
thuật canh tác chưa hợp lí, bón phân hóa học không cân đối, thu họach không đúng thời
gian nên chất lượng nho ngày càng giảm. Ngòai ra, chi phí đầu tư cao, dịch bệnh phát
triển, năng suất bấp bênh, thị trường tiêu thụ không ổn định, chuỗi hệ thống sản xuất và
phân phối còn nhiều khó khăn và phức tạp Chính vì vậy đời sống người dân Ninh
Thuận nói chung, và người nông dân trồng nho tại đây nói riêng, vẫn còn rất khó khăn.
Một yếu tố khá quan trọng đó là yếu tố con người luôn là một vấn đề khó khăn nhất
trong việc thực hiện các chương trình khuyến nông có quy mô lớn do tỷ lệ người dân ít
học, tỷ lệ người dân tộc tại Ninh Thuận khá cao *. Chính vì vậy việc tìm ra phương
hướng phát triển cho loại sản phẩm tìêm năng này từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ,
đặc biệt từ khâu cắt trái, bao bì, bảo quản, chuyên chở và thị trường là không hề đơn
giản và hết sức cần thiết.
Do yêu cầu của dự án nhằm xây dựng một chuỗi hệ thống giá trị từ người nông dân cho
đến thương lái, nhà bán sỉ/lẻ, siêu thị, nhà chế biến, xuất khẩu v.v nên với cây nho Ninh
Thuận, báo cáo này vẫn được chú trọng tập trung vào việc phân tích chuỗi giá trị này.
Tuy nhiên, do chất lượng của sản phẩm nho bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các khâu chọn
giống và trồng trọt, nên chúng tôi dành một phần đầu giới thiệu chi tiết hơn quá trình này
trước khi bước vào phân tích chuỗi giá trị như cáo báo cáo khác.
II. THÔNG TIN CHUNG
1. Tỉnh Ninh Thuận
Ninh Thuận là tỉnh duyên hải Đông Nam
Bộ Việt Nam được bao bọc 3 mặt là núi.
Địa hình có 3 dạng: miền núi, đồng bằng,
vùng ven biển. Bắc giáp Khánh Hòa, Tây
giáp Lâm Đồng, Nam giáp Bình Thuận và
Đông giáp biển Đông (Nguồn 11, phụ lục
6)
Theo Niên Giám Thống Kê 2004 của tỉnh
Ninh Thuận, diện tích đất tự nhiên của
tỉnh là 3,360.06 km2.
. Trong đó, diện tích
đất nông nghiệp là 58,213.6 ha.
Ninh Thuận có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 11- 4, có độ ẩm
cao (đây là mùa thích hợp trồng nho vụ chính) và mùa mưa từ tháng 5 - 10. Ninh Thuận
nằm trong khu vực có vùng khô hạn nhất nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc
trưng là khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh và không có mùa đông. Nhiệt độ trung bình
năm 27
0
C, lượng mưa trung bình 705 mm (28 in) và tăng dần theo độ cao lên đến
1,100 mm (43 in) ở vùng miền núi. Có thể nói khí hậu và thổ nhưỡng ở đây rất thích
hợp cho cây nho sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao.
Theo Tổng Cục Thống Kê, dân số Ninh Thuận năm 2004 là 554.7 nghìn người, thành
thị chiếm 32,3 %, nông thôn 67,7% với mật độ dân số là 165 người/ km 2
. Số người lao
động (nông, lâm nghiệp) là 153,625 người, trong đó có khoảng 15,000 người trồng nho
chiếm khoảng 10% dân số lao động nông lâm nghiệp (Nguồn 7, phụ lục 6). Trình độ dân
trí thấp, tỉ lệ người dân tộc khá cao, số hộ nghèo nhiều nên việc thực hiện các chương
trình phát triển cây nho với qui mô lớn rất khó thực hiện (Nguồn: sở NN&PTNT).
Với những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhất là yếu tố con người nên nhìn chung Ninh
Thuận vẫn là một tỉnh nghèo và khó khăn, với mức bình quân thu nhập đầu người thấp:
chỉ đạt 4,186,000 đồng/2004 (Nguồn: Niên giám thống kê 2004). Năm 2004, GDP của
tỉnh tăng 9.5%, là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây (nguồn
12, phụ lục 6)
Đồ thị 6: Giá trị sản xuất nông nghiệp 2001-2004 của Ninh Thuận theo giá so sánh
1994
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 712
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 731
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 731
⬇ Lượt tải: 36
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem