Mã tài liệu: 288954
Số trang: 96
Định dạng: zip
Dung lượng file: 365 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời Mở đầu
Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá ngày càng lan rộng làm cho nền kinh tế thế giới tiến dần đến một chỉnh thể thống nhất. Các quốc gia, các nền kinh tế có khuynh hướng mở và đan xen vào nhau, dựa vào nhau cùng phát triển.
Mối quan hệ tương tác giữa các quốc gia, các nền kinh tế thể hiện thông qua hai công cụ chính là xuất khẩu và nhập khẩu. Trong hai công cụ đó, xuất khẩu thường được coi là hoạt động mục tiêu chiến lược có vai trò quyết định, định hướng đến sự phát triển lâu dài của nền kinh tế trong tương lai. Đồng thời, hoạt động xuất nhập khẩu tạo tiền đề cho các nước đang phát triển thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Nhận thức được điều này trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam chủ yếu có thế mạnh trong xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, một trong số đó là chè. Hiện tại , Việt Nam là một trong mười nước dẫn đầu về sản xuât và xuất khẩu chè trên thế giới. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định về chất lượng, về chủng loại chè xuất khẩu nên kim ngạch xuất khẩu chè vẫn còn quá thấp. Vì vậy, để tăng sức cạnh tranh nhằm giữ vững và mở rộng được thị phần, tăng kim ngạch xuất khẩu chúng ta cần phải có chiến lược đặc biệt để phát triển sản xuất, hướng tới xuất khẩu các sản phẩm chè có giá trị cao phù hợp với xu thế tiêu dùng thế giới, không ngừng nâng cao tính linh hoạt hiệu quả của các hoạt động xuất khẩu
Trong thời gian thực tập tại Tổng Công ty chè Việt Nam, từ định hướng trên cùng nhận thức : Trong quy trình hoạt động xuất khẩu, tạo nguồn và mua hàng là khâu cơ bản mở đầu và hết sức quan trọng đem lại thắng lợi cho hoạt động xuất khẩu chè, em đã chọn đề tài “ Biện pháp đẩy mạnh hoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuất khẩu ở Tổng Công ty chè Việt Nam” với hy vọng sử dụng được những kiến thức đã học được ở trường kết hợp với tình hình hoạt động tạo nguồn và mua hàng thực tế tại Tổng Công ty để có thể học hỏi nghiên cứu và đóng góp một số ý kiến bổ ích cho hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động tạo nguồn và mua hàng nói riêng của Tổng Công ty trong thời gian tới
Với mục tiêu trên, bản luạn văn này không có tham vọng trình bày tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động tạo nguồn và mua hàng của Tổng công ty, mà chỉ tập trung trình bày các khâu, công việc cơ bản trong tiến trình thực hiện hoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuất khẩu.
Kết cấu của luận văn bao gồm:
Chương I. Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuất khẩu của doanh nghiệp.
Chương II. Thực trạng hoạt động tạo nguồn và mua hàng phục vụ cho xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam.
Chương III. Biện pháp đẩy mạnh tạo nguồn và mua hàng cho xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 234
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 81
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 36
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 108
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 170
⬇ Lượt tải: 16