Mã tài liệu: 288955
Số trang: 76
Định dạng: zip
Dung lượng file: 605 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Phần I
Mở đầu
1.1. Đặt vấn đề
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Năng suất và sản lượng lúa liên tục tăng trung bình 2,1%/năm và 4,95%/năm. Chính vì vậy mà chúng ta không những đã giải quyết được vấn đề về an ninh lương thực quốc gia mà còn trở thành nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới (sau Thái Lan), góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân, giữ vững an ninh chính trị và củng cố quốc phòng.
Trong điều kiện hiện nay, thóc gạo vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng chủ yếu cho phần lớn dân số trên thế giới. Trong khẩu phần ăn hàng ngày gạo cung cấp cho cơ thể người khoảng 40-80% calo, 70% protit và 30% lipit ngoài ra trong gạo còn có một số vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B và một số muối khoáng cần thiết. Theo tạp trí “Trái đát xanh” khoảng 40% dân số trên thế giới coi gạo là nguồn lương thực chính và 25% dân số khác sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần ăn hàng ngày. Như vậy lúa gạo có ảnh hưởng tới đời sống ít nhất 65% số dân trên thế giới với mức tiêu dùng hàng năm khoảng 100-150 kg/người. Với mức tiêu dùng như trên, đến năm 2030 toàn thế giới phải sản xuất lượng lúa gạo nhiều hơn khoảng 60% so với năm 1995 để đáp ứng yêu cầu tăng dân số và nâng cao thu nhập. Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta phải làm như thế nào để đạt được mức tăng sản lượng lương thực như vậy trong hoàn cảnh quỹ đất có khả năng trồng trọt ngày càng giảm, nguồn nước ngày càng khan hiếm đồng thời phải đảm bảo phát triển bền vững .
Trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu tăng dân số thì vấn đề sản xuất lương thực, đặc biệt là sản xuất lúa gạo đã và đang được quan tâm nhiều ở một số nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Mỹ ... và một số nước vùng Đông Nam á trong đó có Việt Nam. Sản lượng thóc gạo chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: Chất lượng giống, điều kiện môi trường, kỹ thuật canh tác, .... Bên cạnh đó, sản lượng thóc gạo còn phụ thuộc vào công tác bảo quản sau thu hoạch. Chúng ta đều biết rằng muốn tăng năng suất ngoài đồng lên 1% là rất khó khăn đòi hỏi đầu tư nhiều lao động, phân bón, thuốc trừ sâu ...nhưng nếu bảo quản trong kho chỉ cần không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thì sự hao hụt có thể là vài chục phần trăm. Theo đánh giá của FAO về tổn thất trong kho trên thế giới hàng năm là 10%, nghĩa là 13 triệu tấn hạt mất đi do côn trùng hoặc 100 triệu tấn do bảo quản kém .
ở nước ta, thóc gạo sản xuất ra chủ yếu được bảo quản ở nông thôn, chỉ có 10% được cất giữ trong các kho chứa của nhà nước. Theo đánh giá của Thạc Sỹ Nguyễn Minh Mầu hàng năm nước ta thiệt hại về lương thực là 15% xấp xỉ 3,3 triệu tấn quy thóc. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do công tác bảo quản sau thu hoạch còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc quản lý dịch hại trong kho gặp rất nhiều khó khăn và sự tổn thất trong bảo quản là điều không thể tránh khỏi, gây nên hiện tượng mát mùa trong nhà.
Công tác phòng trừ sâu mọt trong bảo quản lương thực là công tác không thể thiếu được, đặc biệt là trong quá trình bảo quản lương thực ở nông thôn, cụ thể là trong các hộ gia đình. Công tác này chỉ được thực hiện tốt khi hiểu chính xác về quy luật phát sinh gây hại của côn trùng và phương pháp phòng trừ, từ đó trong quá trình bảo quản lương thực sẽ hạn chế được sự tổn thất cả về số lượng và chất lượng lương thực đem lại hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập của nhà nước và quan trọng hơn cả là góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Công Nghệ Thực Phẩm, được sự phân công của Bộ môn Chế Biến Thực Phẩm, đáp ứng nguyện vọng của bản thân chúng tôi thực hiện đề tài “Điều tra thực trạng bảo quản thóc ở các nông hộ tại huyện Gia Lâm và đề xuất các biện pháp cải tiến “.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Điều tra tình hình bảo quản thóc tại các nông hộ tại huyện Gia Lâm nhằm xác định nguyên nhân chính gây lên tổn thất thóc trong bảo quản để đề xuất giải pháp hạn chế tối đa tổn thất đó góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống hộ gia đình.
1.2.2.Yêu cầu
Điều tra thực trạng bảo quản thóc ở các hộ gia đình tại huyện Gia Lâm.
Theo dõi sự biến đổi về chất lượng hạt thóc trong thời gian điều tra.
Xác định nguyên nhân chính gây lên tổn thất trong bảo quản thóc tại các hộ gia đình.
Đề xuất biện pháp cải tiến nhằm hạn chế tối đa tổn thất trong bảo quản thóc tại các hộ gia đình phù hợp với tình hình thực tế ở nông thôn ngoại thành Hà Nội.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 252
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 218
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 791
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 136
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 239
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 16