Mã tài liệu: 241749
Số trang: 6
Định dạng: doc
Dung lượng file: 67 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
BÁO CÁO CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
I. TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM
Tính đến nay cả nước có 156.802 người nhiễm HIV đang còn sống được báo cáo, trong đó có 34.391 bệnh nhân AIDS còn sống và đã có 44.232 người chết do AIDS. Đến nay, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có tổng số người nhiễm HIV cao nhất nước chiếm 26,3% các trường hợp nhiễm HIV phát hiện trên toàn quốc. Kế đến là Hà Nội với 15.528 người nhiễm HIV hiện còn sống, Hải Phòng 6.540 người, Sơn La 5.183 người, Thái Nguyên 5.122 người, Nghệ An 3.711 người, An Giang 3.667 người và Bà Rịa – Vũng Tàu 3.427 người.
Toàn quốc có tới 70,51% xã/phường, 97,53% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố đã phát hiện có người nhiễm HIV. Trong 9 tháng đầu năm 2009 toàn quốc ghi nhận thêm 02 huyện mới phát hiện có người nhiễm HIV tại hai tỉnh: Nghệ An (01 huyện) và Lai Châu (01 huyện). 82 xã, phường báo cáo mới ghi nhận có người nhiễm HIV, trong đó khu vực Miền núi phía Bắc: 19 xã, tiếp theo là khu vực Bắc Trung Bộ: 17 xã và cuối cùng là khu vực Đồng bằng Bắc Bộ: 16 xã. So với cùng kỳ năm 2008, số lượng huyện và xã báo cáo phát hiện nhiễm HIV giảm: số huyện giảm 01 huyện, số xã giảm 265 xã/phường (năm 2008 tăng 337 xã/phường).
Lứa tuổi nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm tuổi từ 20-29 tuổi chiếm hơn 50%, tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, nhiễm HIV trong nhóm tuổi 30-39 tuổi có xu hướng tăng hơn so với các năm trước tăng từ 30% năm 2008 lên đến 41% trong năm 2009. Hình thái lây nhiễm HIV trên toàn quốc chủ yếu qua đường máu (do tiêm chích ma túy không an toàn), tuy nhiên hình thái có sự khác biệt giữa các vùng miền. Khu vực miền Bắc, miền núi phía Bắc chủ yếu do tiêm chích ma túy nhưng các tỉnh duyên hải miền Trung, miền Tây Nam bộ chủ yếu các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện do quan hệ tình dục. Tại Trà Vinh số nhiễm HIV qua quan hệ tình dục trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV phát hiện lên tới 80,7%, Quảng Bình 73,2%, Cà Mau 69,4%, Quảng Trị 62,0%, An Giang 55,8%, Thừa Thiên Huế 50,8%.
Phân bố theo giới: đa phần các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện là nam giới, toàn quốc chiếm 79%. Tỷ lệ nhiễm giữa nam và nữ đã có sự thay đổi qua các năm gần đây với tỷ lệ nữ giới bắt đầu tăng từ 15% năm 2005 lên tới 23% năm 2009, tuy nhiên, dự báo trong tương lai tỷ lệ người nhiễm HIV là nữ giới có xu hướng tăng lên. Hiện nay nhiễm HIV không chỉ tập trung trong nhóm có hành vi nguy cơ cao như nghiện chích ma tuý, gái mại dâm mà rất đa dạng về ngành, nghề như lao động tự do, công nhân, nông dân, bộ đội, công an, học sinh, sinh viên, nhân viên hành chính, phạm nhân và trẻ em. Điều này cũng phù hợp về hình thái lây truyền, khi lây truyền qua quan hệ tình dục gia tăng làm đa dạng hơn về ngành nghề của đối tượng nhiễm và nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng sẽ cao hơn.
Đánh giá chung về tình hình dịch năm 2008 cho thấy HIV/AIDS đã có xu hướng giảm và chậm lại. Số trường hợp nhiễm HIV phát hiện giảm mới 14,3% (giảm 2.048 trường hợp), số bệnh nhân AIDS mới phát hiện giảm 11,1% (giảm 563 trường hợp) và số trường hợp tử vong do AIDS giảm 27,5% (giảm 599 trường hợp). Trong năm 2009 có 44 tỉnh/thành phố có số nhiễm HIV giảm so với cùng kỳ năm 2008 (9 tháng đầu năm), trong đó có 8 tỉnh/thành phố có là (Hà Nội, Đồng Nai, Đồng Tháp, Cần Thơ, Yên Bái, An Giang, Bình Phước, Sơn La), còn lại 19 tỉnh/thành phố tăng, đứng đầu vẫn là TP Hồ Chí Minh với 373 trường hợp, kế đến là Điện Biên, Hải Phòng, Lào Cai, Bắc Ninh, Phú Thọ. Các số liệu về giám sát trọng điểm cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong các nhóm như nghiện chích ma túy, gái mại dâm đã có xu hướng giảm trong một vài năm trở lại đây.
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2009
1. Quản lý chỉ đạo công tác phòng chống HIV/AIDS
Trong năm 2009 đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 28/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt đề án tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 và Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg ngày 04/6/2009 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Các Bộ, ngành cơ quan Trung ương đã ban hành các văn bản quản lý chỉ đạo và hướng dẫn triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên toàn quốc và đã tạo ra được phong trào sâu rộng về các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội đã tổ chức hội nghị quốc tế quan trọng, Hội nghị liên minh các nghị viện về phòng chống HIV/AIDS. Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức nhiều hoạt động, hội nghị, hội thảo cho các đại biểu dân cử về công tác phòng chống HIV/AIDS. Ban Tuyên giáo Trung ương, các Bộ, ngành đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực trong việc triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Nhìn chung các Bộ, ngành cơ quan Trung ương chủ động hơn, tích cực hơn trong việc chỉ đạo và thực hiện.
Việc tổ chức triển khai giám sát các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy, mại dâm đã được tăng cường. Ủy ban Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đã tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát các hoạt động trên 3 lĩnh vực, các đoàn công tác đều có các chỉ đạo, các báo cáo hết sức cụ thể và thiết thực trong các hoạt động của địa phương và đơn vị
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 16