Mã tài liệu: 223344
Số trang: 18
Định dạng: doc
Dung lượng file: 153 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1. Qúa trình hình thành Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội.
Vào những năm cuối của thập kỷ 60 ở Hà Nội và các tỉnh thành miền Bắc nước ta đã xuất hiện nhiều khu công nghiệp và tiêu dùng, cũng như mực in các loại phục vụ nhu cầu văn hoá. Trong tình hình đó, Nhà máy Sơn mực in Tổng hợp Hà Nội được ra đời và là tiền thân của Công ty sơn tổng hợp hiện nay.
Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, được thành lập và đi vào hoạt động từ 1/9/1970 theo Quyết định số 1083/HC-QLKT ngày 11/08/1970, với tên gọi ban đầu là Nhà máy Sơn mực in Tổng hợp Hà Nội đến năm 1992 Công ty mới có tên gọi như ngày nay.
Tên giao dịch quốc tế: HASYNPAINTCO
(Hanoi Synthetic Paint Company)
Hiện nay, trụ sở chính đồng thời là cơ sở sản xuất của Công ty đặt tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
2. Quá trình phát triển của Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội.
Từ khi mới thành lập (ngày 1/9/1970) do mới thành lập nên cơ sở vật chất ban đầu còn rất nghèo nàn và thô sơ, sản phẩm chủ yếu là sơn gốc dầu và mực in để phục vụ cho các nhà in báo của Đảng và nhà nước. Vốn đầu tư của Công ty là 1,6 triệu đồng, với tổng số 132 lao động, năng lực với sản phẩm chủ yếu là 1200 tấn sơn mực, 10 tấn sơn sản phẩm, và tổng diện tích mặt bằng toàn Công ty là 18.491m2.
Từ 1971, Nhà máy Sơn mực in đã mạnh dạn lắp một nồi nấu nhựa Alkyd cỡ 300 lít với công nghệ thô sơ, gia nhiệt bằng than và sơn Alkyd cũng có mặt từ đó tuy nhiên chất lượng còn kém. Cùng thời gian này, dự án mở rộng Nhà máy cũng được thực thi xây dựng tại khu kho Nhà máy cao su sao vàng thuộc xã Thanh Liệt - Thanh Trì - Hà Nội. Đây là cơ sở sản xuất sơn hiện đại nhất lắp đặt lần đầu tiên tại Việt Nam hệ thống 4 nồi nấu nhưạ Alkyd do ta tự thiết kế, dung tích mỗi nồi là 1000lít theo công nghệ đẳng phí và phương pháp gia nhiệt bằng điện trở. Công nghệ gia công chế biến sơn sử dụng chủ yếu là các máy nghiền cán sơn dạng 3 trục của Cộng hoà dân chủ Đức, Trung Quốc, Ba Lan.
Năm 1974, Nhà máy Sơn mực in mở rộng được chính thức khánh thành đi vào sản xuất. Cũng từ đây sơn Alkyd của Nhà máy đã chiếm ưu thế trong thị trường sơn Việt Nam.
Từ sau 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổng cục hoá chất được tiếp thu thêm một số cơ sở sản xuất sơn ở miền Nam như Xí nghiệp Sơn á Đông, sơn Việt Điểu. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất này có sản lượng không lớn vì vậy mà Nhà máy sơn mực in vẫn là con chim đầu đàn trong ngành sơn của Tổng cục Hoá chất.
Trong thời gian này Nhà máy Sơn mực in đã sớm trở thành trung tâm ứng dụng nhiều công trình nghiên cứu của các viện, các trường đại học, đặc biệt là các đề tài của Viện Hoá Công nghiệp. Để hỗ trợ cho các đề tài nghiên cứu được áp dụng nhanh chóng vào sản xuất, Nhà máy Sơn mực in ngoài việc sản xuất nâng cao sản lượng sơn và mực in hàng năm, Nhà máy đã lắp đặt thêm một số thiết bị công nghệ mới như:
Năm 1979 lắp đặt một hệ thống tổng hợp nhựa phenol.
Năm 1982 xây dựng xưởng sản xuất bột ôxit sắt.
Năm 1984 xây dựng và lắp đặt xưởng cao su vòng hoá. Từ đây Nhà máy cho ra đời thêm nhiều sản phẩm mới như sơn Alkyd - melamin, sơn chống hà, sơn cách điện.
Thời kỳ sau 10 năm đổi mới (từ 1989 đến nay), với sự đầu tư đúng hướng từng bước chẵc chắn, nhờ đó Công ty đã có mức tăng trưởng bình quân 30%/năm đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường sơn Việt Nam vốn đã có nhiều hãng sơn nước ngoài tham gia.
Mục lục
Phần i : báo cáo tổng hợp về tình hình kinh doanh và quản lý của công ty sơn tổng hợp hà nội. 1
I. lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. 1
1. Qúa trình hình thành Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội. 1
2. Quá trình phát triển của Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội. 1
3. Quy mô hoạt động của công ty. 3
II. Tổ chức kinh doanh và quản lý của Công ty Sơn tổng hợp. 4
1. Nhiệm vụ kinh doanh. 4
2. Quy trình sản xuất kinh doanh. 5
3. Tổ chức hệ thống quản lý của Công ty. 9
4. Khái quát chung tình hình kinh doanh của Công ty. 12
Phần II : Báo cáo tổng hợp tình hình tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội. 13
I.Tổng quan về bộ máy kế toán. 13
1. Mô hình bộ máy kế toán. 13
2. Tình hình lao động trong bộ máy kế toán. 14
3. Tổ chức hình thức kế toán. 15
II. Báo cáo khái quát về công tác kế toán theo một số phần hành chủ yếu. 16
1. Phần hành kế toán vốn bằng tiền. 16
2. Phần hành kế toán TSCĐ. 17
3. Phần hành kế toán vật tư. 18
III.Nhận xét. 20
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 17