Mã tài liệu: 226377
Số trang: 34
Định dạng: doc
Dung lượng file: 299 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 5
1.1 Khái niệm, đặc điểm và hình thức của đầu tư nước ngoài. 5
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về đầu tư và các hình thức biểu hiện 5
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm đầu tư nước ngoài 6
1.1.2.1. Khái niệm: 6
1.1.2.2. Đặc điểm 6
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài 6
1.2.1. Hệ thống luật pháp. 6
1.2.2. Ổn định về chính trị. 7
1.2.3. Sự phát triển cơ sở hạ tầng. 7
1.2.4. Chính sách tiền tệ.1 7
1.2.5. Sự phát triển của nền hành chính quốc gia.1 8
1.2.6. Đặc điểm thị trường nước nhận vốn.1 8
1.3. Những tác động của việc đầu tư nước ngoài 8
1.3.1. Những tác động tích cực. 8
1.3.2. Những hạn chế của đầu tư nước ngoài 9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CAM KẾT TRONG WTO ĐẾN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 11
2.1. Tình hình thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ 1988 đến nay: 11
2.1.1. Cấp phép đầu tư từ 1988 đến nay: 11
2.1.2. Tình hình tăng vốn đầu tư từ 1988 dến nay: 12
2.1.3. Quy mô dự án từ 1988 đến nay: 14
2.1.4. Cơ cấu vốn ĐTNN từ 1988 đến nay: 14
2.2. Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án ĐTNN. 20
2.2.1. Vốn giải ngân ĐTNN từ 1988 đến nay: 20
2.2.2. Triển khai hoạt động sản xuất-kinh doanh của dự án ĐTNN 21
2.2.3. Rút Giấy phép đầu tư, giải thể trước thời hạn: 23
2.3. Ảnh hưởng của cam kết trong WTO đến ĐTNN tại Việt Nam 23
2.3.1. Mặt tích cực 23
2.3.2. Mặt hạn chế 25
2.4. Bài học kinh nghiệm 26
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CAM KẾT WTO 28
3.1. Mục tiêu và định hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 28
3.1.1. Mục tiêu chương trình thu hút ĐTNN năm 2006-2010 28
3.1.2. Định hướng thu hút vốn đầu tư trong một số ngành 29
3.1.3. Định hướng thu hút vốn đầu tư theo vùng 30
3.2. Một số giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết WTO 30
3.2.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch 31
3.2.2. Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách 31
3.2.3. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư: 31
3.2.4. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: 32
3.2.5. Nhóm giải pháp về lao động, tiền lương 33
3.2.6. Nhóm giải pháp về cải cách hành chính 34
3.2.7. Một số giải pháp khác 34
KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, tất cả các nước trên thế giới, dù muốn hay không, đều bị cuốn hút vào dòng chảy mãnh liệt của toàn cầu hoá. Hội nhập có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, hội nhập không chỉ bao hàm cạnh tranh. Sự hợp tác, liên minh giữa các doanh nghiệp, giữa các nền kinh tế trong khu vực cũng phải được đặt ra như một mục tiêu thiết yếu. Trong quá trình này, mỗi nước cần khai thác các cơ hội để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế đất nước. Toàn cầu hóa là cơ hội rất tốt cho phép Việt Nam tham gia sâu vào phân công lao động quốc tế, khai thác các lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá.
Trong 20 năm qua kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài vào năm 1987 đến nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, ĐTNN tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế.
Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã hoàn tất quá trình đàm phán để được kết nạp là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong hơn hai thập kỷ đổi mới; đồng thời, tạo động lực để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước, mở ra một chặng đường mới trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước
Trong hơn hai năm qua, nhìn chung Việt Nam đã thực thi đầy đủ và nghiêm túc các cam kết gia nhập WTO. Gia nhập WTO tác động tích cực đối với nền kinh tế, đặc biệt về thu hút đầu tư trực tiếp (FDI). Vốn đăng ký FDI đạt trên 20 tỷ USD năm 2007 và dự kiến sẽ đạt trên 60 tỷ USD trong năm 2008. Sự bùng nổ FDI trong hai năm qua phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào công cuộc đổi mới cũng như tiềm năng phát triển dài hạn của Việt Nam. Các đối tác cho rằng tác động tích cực nhất của việc gia nhập WTO là môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam được cải thiện đáng kể, nhờ đó Việt Nam đã trở thành điểm hấp dẫn các nguồn vốn từ bên ngoài.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, tôi đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của cam kết trong tổ chức WTO đến hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt Nam và giải pháp” để vừa xem xét tổng quan thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua và đánh giá ảnh hưởng của cam kết trong tổ chức WTO đến hoạt động đầu tư nước ngoài, đồng thời qua đó tìm ra giải pháp cơ bản để cải thiện hơn nữa trong kiến tạo nguồn vốn. Điều đó s? tạo đà cho phát triển kinh tế, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, tiến tới năm 2020 Việt Nam cơ bản là một nước công nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó đặc biệt chú ý phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp diễn dịch - quy nạp, phương pháp thống kê, so sánh và các phương pháp khác để thực hiện đề tài.
Kết cấu đề tài ngoài Lời mở đầu và Kết luận bao gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về đầu tư nước ngoài.
Chương II: Thực trạng ảnh hưởng của cam kết trong WTO đến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào việt nam trong quá trình thực hiện cam kết WT
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16