Mã tài liệu: 285709
Số trang: 66
Định dạng: zip
Dung lượng file: 212 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay trên thế giới xu thế quốc tế hoá về cả sản xuất lẫn thương mại diễn ra vô cùng mạnh mẽ, vì thế không có một quốc gia nào có thể tách rời nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới, không một dân tộc nào có thể phát triển đất nước mình bằng cách tự lực cánh sinh và đóng cửa nền kinh tế nước mình.
Nhận thức rõ được xu hướng phát triển tất yếu của nhân loại Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng nền kinh tế Việt nam trở thành nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Từ đó Việt Nam đã tiến hành thực hiện chính sách mở cửa. Từ khi thực hiện chính sách này, Việt Nam đã thiết lập được nhiều mối quan hệ ngoại giao trong khu vực và trên thế giới, một sự kiện quan trọng đó là Việt Nam đã ra nhập ASEAN. Mở cửa nền kinh tế Việt Nam đã thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại làm cho xuất nhập khẩu ngày càng sôi động thông qua xuất nhập khẩu nước ta có thể đón nhận những thành tựu khoa học kỹ thuật những kinh nghiệm quí báu trong quá trình phát triển kinh tế của các nước đi trước để có sự áp dụng phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Nhờ có hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam đã từng bước thực hiện công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên để thực hiện tốt hoạt động xuất nhập khẩu là một điều vô cùng khó khăn, bất kỳ một quốc gia nào cũng đều muốn đẩy mạnh xuất khẩu hạn chế nhập khẩu để thu ngoại tệ, đẩy mạnh phát triển kinh tế trong nước và đồng thời nâng cao vai trò và vị trí của quốc gia trên trường quốc tế, muốn vậy cần phải có một tiềm lực mạnh về kinh tế đó là khoa học kỹ thuật và công nghệ phải ở trình độ cao, nguồn vốn rồi rào, trình độ quản lý kinh tế cao... như thế mới có thể sản xuất được các sản phẩm có chất lượng tốt giá cả rẻ có khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế.
Hiện nay tuy Việt Nam đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế thông qua quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế song nền kinh tế vẫn còn nhiều khiếm khuyết, cụ thể đó là trình độ khoa học và công nghệ còn ở mức thấp, cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện để có thể "tiêu hóa" được các nguồn vốn đầu tư lớn, trình độ quản lý còn chưa cao, thu hút vốn đầu tư còn chưa có hiệu quả... Do vậy, sản phẩm sản xuất chưa có sức cạnh tranh cao trên trường quốc tế, nhà nước vẫn còn phải dùng bảo hộ mậu dịch để giúp sản phẩm trong nước có thể tồn tại được. Chính vì thế câu hỏi: "Làm thế nào để thúc đẩy xuất nhập khẩu phát triển thuận lợi" đang đặt ra làm đau đầu những người quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay. Vì lý do này nên trong quá trình thực tập tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, em đã tìm hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu với mong muốn có thể đóng góp những ý kiến bé nhỏ để giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu của nước nhà ngày càng có hiệu quả hơn. Đề tài chuyên đề thực tập của em là: "Một số ý kiến về kinh doanh XNK ở Việt Nam hiện nay".
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 100
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 215
⬇ Lượt tải: 16