Mã tài liệu: 292093
Số trang: 16
Định dạng: zip
Dung lượng file: 99 Kb
Chuyên mục: Sư phạm
VĂN HOÁ CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
I. LỜI MỞ ĐẦU
Tây Nguyên - gồm 5 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng - không chỉ là địa bàn chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng mà còn là vùng văn hoá dân gian đa dạng và đặc sắc của Việt Nam. Cùng với việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc, công tác bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, một trong bảy vùng văn hóa lớn của đất nước, cũng đang ngày càng được quan tâm.
Ngành văn hóa thông tin các tỉnh Tây Nguyên đang từng bước phục hồi lễ hội cồng chiêng và các lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số như lễ đâm trâu, mừng lúa mới, cúng bến nước, bỏ mả, mừng sức khỏe và cầu mưa, đồng thời tiến hành bảo tồn, sưu tầm, lưu giữ và phổ biến những tư liệu khảo cứu và các hiện vật đặc thù của văn hóa Tây Nguyên. Những lễ hội đua voi, lễ hội cồng chiêng, lễ hội văn hóa Trường Sơn-Tây Nguyên đã trở thành lễ hội truyền thống thường niên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Hai di sản văn hóa vô cùng quý giá của các dân tộc Tây Nguyên, sử thi và cồng chiêng, đã được ngành văn hóa thông tin đặc biệt quan tâm. Không ai xác định được niên đại của cồng, chiêng Tây Nguyên, chỉ biết rằng nó tồn tại song hành với đời sống nhân dân các dân tộc này từ lâu. Mỗi một dàn cồng, chiêng là tiếng nói tâm linh, tâm hồn của người Tây Nguyên, để diễn tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.
Trong kho tàng di sản văn hóa của các thế hệ tộc người Nam Tây Nguyên, cồng chiêng là một dạng "của cải" nổi trội cùng với kho tàng văn học dân gian, nghệ thuật điêu khắc dân gian và tri thức dân gian. Có thể nói, hầu như không có nhạc khí nào và không có nhiều những sinh hoạt văn hóa truyền thống nào có được vai trò như nhạc khí cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung và Nam Tây Nguyên nói riêng.
III. KẾT LUẬN
Hiện nay, chúng ta đang trong quá trình hội nhập thế giới và toàn cầu hoá, đây là cơ hội để văn hoá Việt Nam học hỏi và phát huy các giá trị của mình. Tuy hội nhập nhưng chúng ta cũng không để cho làn sóng của văn minh hiện đại và giao lưu văn hoá ồ ạt lấn át các cơ sở văn hoá truyền thống được xây dựng qua hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc. Chúng ta phải tích cực phát huy các đặc điểm ưu việt của nền văn hoá truyền thống vào quá trình phát triển, thông qua hệ thống giáo dục và hoạt động văn hoá có đầu tư thích đáng về con người và phương tiện vật chất. Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện tài năng sáng tạo mang tầm kiệt tác của nhân loại, tuy nhiên không gian ấy ngày càng bị mai một theo thời gian. Vì vậy, thế hệ trẻ chúng ta- những người đang sống và làm việc tại Tây Nguyên, cũng như tất cả người dân Việt Nam cần có ý thức và trách nhiệm bảo tồn và phát huy những truyền thống văn hoá dân tộc nói chung và không gian cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 954
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 822
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 1137
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem