Mã tài liệu: 87916
Số trang: 123
Định dạng: docx
Dung lượng file: 509 Kb
Chuyên mục: Tâm lý giáo dục
ạm, là một mặt cơ bản của quá trình hoạt động sư phạm, đồng thời là một bộ phận trong cấu trúc năng lực sư phạm của người thầy giáo. Nói đến hoạt động sư phạm là chúng ta nói đến sự tương tác giữa hai chủ thể - Người dạy và người học. Kết quả của hoạt động này không chỉ phụ thuộc vào việc nắm vững kiến thức của người giảng viên mà nó còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa giảng viên và học viên. Để trở thành người thầy giỏi, làm cho nội dung bài giảng rõ ràng, dễ hiểu đối với người học còn chưa đủ; điều quan trọng hơn, người thầy giáo phải biết hợp tác với người học, tạo ra mối quan hệ thân thiện với người học, và giữa học viên với nhau, làm cho học viên tự giác, nỗ lực học tập, biết phối hợp với thầy, với bạn trong hoạt động sư phạm. Nghĩa là, người thầy giáo phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Tuy nhiên, kỹ năng này đang là hạn chế của một bộ phận giảng viên hiện nay. Một số giảng viên không biết cách chủ động tạo ra mối quan hệ giữa người dạy với người học, do vậy đ• để lại bầu không khí căng thẳng, nặng nề trong quan hệ thầy trò, làm hạn chế khả năng tiếp thu tri thức của người học. Điều này cũng không phải là ngoại lệ đối với một số giảng viên ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Là trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đồng thời là trung tâm quốc gia về nghiên cứu khoa học của Đảng và nhà nước Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh hàng năm có khoảng 14 đến 15 ngàn học viên theo học các hệ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị thuộc các trình độ khác nhau. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng nơi đây rất đa dạng, đó là cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, các ban ngành trung ương và cán bộ dự nguồn các chức danh này (của Việt Nam và nước bạn Lào). Họ là những người có kinh nghiệm phong phú trong cuộc sống và công tác quản lý. Thực tế cho thấy, chỉ những giảng viên có kỹ năng giao tiếp tốt mới khai thác và phát huy được những kinh nghiệm sống và công tác của học viên, lôi cuốn họ cùng tham gia, chia sẻ trong quá trình học tập.
Kết cấu đề tài:
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về giao tiếp và
Chương II Nội dung, phương pháp và tiến trình nghiên cứu
Chương III thực trạng kỹ năng giao tiếp với học viên của giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 3289
⬇ Lượt tải: 21