Mã tài liệu: 298834
Số trang: 10
Định dạng: doc
Dung lượng file: 118 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
[FONT="Times New Roman"]Phần Mở Đầu
Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam có nhiều thuận lợi, cũng có nhiều thử thách, sau khi tham gia và thực thi chính sách khu vực mậu dịch tự do ASIAN (AFTA), và thực hiện nghĩa vụ cam kết trong các chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA, nhất là từ khi nước ta hội nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bối cảnh trên ảnh hưởng ngày một mạnh tới nông nghiệp, cũng như tới công nghiệp và dịch vụ. Những ảnh hưởng này vừa tích cực do tiến bộ của khoa học và công nghệ, vừa có thể tiêu cực nếu nước ta không vượt được hàng rào kỹ thuật. Bằng chứng là trái cây nhập khẩu lấn sân thị trường trong nước do chất lượng và giá bán thấp hơn; hàng tôm cá xuất khẩu bị trả về do vấn đề an toàn thực phẩm.
Việt Nam đang gắng vượt qua những thử thách để có lợi thế trong cạnh tranh ở thị trường quốc tế cũng như trong nước, làm cho sự cạnh tranh này thật sự là động lực phát triển kinh tế nông nghiệp có định hướng XHCN. Nông nghiệp cạnh tranh thể hiện ngày một rõ nét trong nền kinh tế thị trường hội nhập WTO, chủ yếu trên cơ sở phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao...
Trong nước, giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cũng có sự cạnh tranh về diện tích đất, mặt nước và nhất là nhân lực, khi quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra ngày một nhanh. Trong nông nghiệp, sự cạnh tranh này cũng xảy ra ở nhiều mặt: như giữa trồng trọt và chăn nuôi/thả tôm cá. Người nông dân luôn chọn giải pháp công nghệ hợp lý trong điều kiện của mình, nhất là những cây trồng, vật nuôi với những giống phù hợp nhất để sản xuất cho lợi nhuận cao nhất.
Sự cạnh tranh trên được coi như "quan tòa" xử thắng cho người sản xuất nào có sản phẩm chất lượng cao nhất và giá thành hạ nhất. Bàn tay vô hình của kinh tế thị trường và hữu hình của Nhà nước XHCN làm cho kinh tế hội nhập phát triển không ngừng do tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm, hiện nước ta mới đạt có 17%, trong khi Trung Quốc đạt 48%, Mỹ đạt 82%. Giống tốt được coi như một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp nông dân tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám trong nông sản.
Trong hai thập kỷ vừa qua, ngành nông nghiệp việt nam đã đạt được nhiều tành tựu đáng khích lệ. Trong khi đó đảm bảo được an ninh lương thực trong nước. Việt nam đã trở thành một trong quốc gia lớn nhất thế giới trong lĩnh vực sản xuất và sản xuất nông sản của một số loại cây trồng như: lúa, cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu...Cùng với việc cải thiện hệ thống thuỷ lợi, ứng dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật thì các giống cây trồng nước ta đã đóng vai trò rất quan trọng để đạt được những thành tựu nói trên.
Ngành giống cây trồng đã cung cấp một bộ giống phong phú, bao gồm những giống thuần, giống ưu thế lai ngăn ngày, có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh, có khả năng thích ứng rộng, và nhiều loại giống cây trồng lâu năm được cải tiến , chọn lọc, đưa vào sản xuất. Những kết quả này đã tạo điều kiện rất cơ bản để nước ta thực hiện thành công " Cuộc Cách Mạng mùa vụ" cải thiện chất lượng và nâng cao sản lượng.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Thượng Tuấn, Giao trinh Chọn giống và Cụng tỏc giống cõy trồng.
2. Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Vân Anh, chuyên đề sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển, Trung tâm học liệu cộng đồng.
3. Hoàng Trọng Phỏn, Trương Thị Bớch Phượng, Cơ sở di truyền chọn giống thực vật.
4. Michael Dower, Phát triển nông nghiệp toàn diện, Nhà xuất bản nông nghiệp, năm 2001.
5. Vũ Đình Hoà, Giáo trình chọn giống cây trồng
6. Nguyễn Thị Xuân, Chuyên đề: “Những rào cản cơ giới hoá đối với nông nghiệp Việt Nam”.
7. Một số thành tựu trong công tác giống nông nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 và định hướng sắp tới .
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 644
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 776
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 3961
⬇ Lượt tải: 27