Mã tài liệu: 249239
Số trang: 18
Định dạng: doc
Dung lượng file: 165 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐOÀN KẾT - HUYỆN ĐẠ HOAI - TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2010
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, với sự nổ lực cao của chính phủ, các bộ ngành đặc biệt là sự quan tâm, lãnh đạo đúng đắn của Đảng nền kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta đã ngày càng phát triển, tăng trưởng nhanh và đạt được nhiều thành tựu to lớn nhất định, giá trị sản xuất, giá trị xuất khẩu tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích cực, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm quốc gia, đời sống nhân dân được nâng cao.
Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn khẳng định: “Nông nghiệp là chỗ dựa quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam vươn lên sau thời kỳ suy giảm kinh tế với khả năng tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho số đông dân cư. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng là hậu phương vững chắc giúp nền kinh tế nước ta dần thoát ra ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng toàn cầu”. Đối diện với nhiều khó khăn thách thức trên mọi mặt nhưng nông nghiệp vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế chung của đất nước. Đặc biệt, hai ngành sản xuất chủ đạo là trồng trọt và chăn nuôi, hai ngành tạo ra nguồn lương thực thực phẩm lớn và quan trọng đáp ứng nhu cầu của xã hội, tăng tỷ trọng xuất khẩu và có dữ trữ trong giai đoạn hiện nay.
Tuy đã được những thành tựu to lớn và có một vị trí vai trò quan trọng như vậy nhưng nền kinh tế nông nghiệp nước ta bao gồm cả ngành trồng trọt và chăn nuôi cơ bản vẫn chưa thể phát huy hết tiềm năng, lợi thế vốn có của mình và chưa đạt được sự phát triển bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập, sức cạnh tranh thấp, sản xuất chăn nuôi còn lạc hậu, nhỏ lẻ trồng trọt chưa có quy hoạch cụ thể ổn định và chưa áp dụng kiến thức tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật vào sản xuất.
Chính vì vậy để sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh”, “Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng hiệu quả cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài .” theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần VII Ban Chấp Hành Trung Ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết số 26-NQ/TƯ về nông nghiệp nông dân nông thôn của Ban Chấp Hành Trung Ương ban hành ngày 05/08/2008) và định hướng việc phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung phát triển trồng trọt và chăn nuôi nói riêng trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường ở nước ta thì điều cơ bản đầu tiên là phải thay đổi cơ cấu phát triển nền kinh tế nông nghiệp đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tích cực và bền vững. Trong đó thực tiễn đã tìm được những loại cây trồng mới, những giống vật nuôi mới phù hợp với đặc điểm điều kiện của từng vùng, từng địa phương đồng thời phải có những sản phẩm thích ứng phù hợp với nhu cầu của thị trường là một yêu cầu khách quan.
Bên cạnh đó tuy có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên và có tiềm năng phát triển kinh tế lớn mạnh nhưng trong những năm vừa qua, điều kiện tài nguyên thiên nhiên của huyện Đạ Hoai đặc biệt là xã Đoàn Kết cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức thời tiết thay đổi khắc nghiệt, đất đai bạc màu, song song đó trình độ dân trí còn thấp nên gặp nhiều khó khăn trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào trong sản xuất, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn nghèo nàn lạc hậu, máy móc trang thiết bị vận tải phục vụ cho sản xuất còn thô sơ, lực lượng lao động trẻ có trình độ kiến thức không thiết tha với sản xuất nông nghiệp, vốn đầu tư sản xuất còn hạn chế Đồng thời khi thu hoạch sản phẩm giá cả nông sản bấp bênh không ổn định thị trường nhiều biến động, cộng với cây trồng vật nuôi thường xuyên bị dịch bệnh làm cho đời sống của người dân đã khó khăn nay càng khó khăn hơn.
Trước những khó khăn thách thức, trở ngại như vậy. Địa phương cần phải tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hiệu quả hơn. Đây là việc hết sức cần thiết góp phần nâng cao năng suất hiệu quả, tăng thu nhập cho từng hộ gia đình cũng như cho địa phương. Nhận thức được thực tiễn của từng địa phương, tầm quan trọng của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đồng thời với những kiến thức lý luận đã được tiếp thu trong trời gian học tập Trung cấp Lý Luận Chính Trị - Hành Chính tôi chọn đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐOÀN KẾT - HUYỆN ĐẠ HOAI - TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2010” làm đề tài tốt nghiệp cuối khóa.
Tiểu luận này dựa trên tình hình thực tiễn của địa phương, làm rõ những đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan và tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã. Qua đó đánh giá làm rõ thực trạng, kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Mặt khác chỉ ra những khuyết kiểm yếu kém hạn chế của quá trình này và tìm ra những nguyên nhân khách quan của kết quả, nguyên nhân hạn chế từ đó đề ra chủ trương và phương pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã Đoàn Kết huyện Đạ Hoai để đạt được hiệu quả cao trong những năm tiếp theo.
Với chủ đề tiểu luận nói trên, với những nội dụng sẽ trình bày trong tiểu luận đặc biệt là những giải pháp, ý kiến kiến nghị hy vọng sẽ làm cơ sở để Đảng ủy, Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Nhân Dân và các đoàn thể tham khảo phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý và triển khai thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn. Thông qua việc nghiên cứu, viết tiểu luận cuối khóa là dịp để bản thân tôi có điều kiện tập trung nhiều nhất tìm hiểu nghiên cứu kỹ lượng để hiểu và nắm được đầy đủ, toàn diện hơn về tình hình kinh tế xã hội ở địa phương nhất là lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong quá trình phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung ở địa phương. Qua đó nâng cao kiến thức làm cơ sở phục vụ địa phương và gia đình bản thân ngày càng phát triển, kinh tế ổn định đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
Kết cấu của tiểu luận gồm có 3 phần:
[*]Phần I : phần mở đầu
[*]Phần II : phần nội dung gồm 3 phần:
[*]Đặc điểm
[*]Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã Đoàn Kết từ năm 2006 đến 2010.
[*]Phương hướng, mục tiêu, giải pháp của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi từ năm 2010 đến 2015.
[*]Phần kiến nghị kết luận
[*]Kiến nghị
[*]Kết luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 832
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 1024
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 17