Mã tài liệu: 140160
Số trang: 30
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Phát triển nông thôn
Chiến lược phát triển kinh tế –xã hội giai đoạn 2001-2002 được thông qua tại Đại hội lần thứ 9 của Đảng đã xác định đến năm 2010 tỷ lệ lao động nông nghiệp trong lao động xã hội nước ta còn khoảng 50% và quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn đạt khoảng 80-85%. Việc thực hiện các chỉ tiêu chiến lược về lao động nông thôn có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nước ta trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đầu những năm 90 vừa qua, lao động nông nghiệp nước ta chiếm khoảng 72% lực lượng lao động xã hội. Đến đầu năm 2001tỷ lệ này là 68-69%, tức gần 10 năm phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chúng ta giảm được khoảng 3-4%lao động xã hội hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.Tới năm 2010, tức trong khoảng 10 năm tiếp theo chúng ta phải phấn đấu giảm tỷ lệ lao động xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp xuống khoảng 18-19%. Đây là một chỉ tiêu rất cao so với mức đạt được của khoảng thời gian 10 năm trước. Trong khi đó, bước vào giai đoạn 2001-2010 tỷ lệ tăng dân số cả nước còn ở mức 1,7%/năm và ở nông thôn là 2%/năm.Hàng năm cả nước có khoảng 1,5 triệu người bước vào độ tuổi lao động, số người tìm được việc làm là 1,2 triệu người.Như vậy hàng năm trên cả nước số người không có việc làm tăng thêm khoảng 0,3 triệu người (hơn 2/3 số này là ở khu vực nông thôn).
Thực tế trên đây cho thấy rằng, việc hoàn thành những chỉ tiêu chiến lược về lao động và sử dụng quỹ thời gian lao động ở nông thôn nước ta vào năm 2010 có ý nghĩa rất to lớn song cũng là nhiệm vụ hết sức khó khăn. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi phải có những giải pháp vĩ mô đồng bộ và hữu hiệu để thực hiện một cách có kết quả việc phân công lại lao động và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn. Đề tài: " Giải pháp giải quyết và tạo việc làm ở nông thôn".
Kết cấu đề tài:
Chương I: Đánh giá thực trạng lao đông việc làm ở nông thôn nước ta.
Chương II:Giải pháp giải quyết và tạo việc làm ở nông thôn.
Chương III: Kết luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 39
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 869
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 16