Mã tài liệu: 292633
Số trang: 82
Định dạng: zip
Dung lượng file: 5,229 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
LỜI GIỚI THIỆU
Dầu mỏ(còn được gọi là “vàng đen”của Trái Đất) là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải.Dầu mỏ đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế toàn cầu. Giá dầu tác động và ảnh hưởng tới sự phát triển nền kinh tế của mọi quốc gia trên Thế Giới và hầu như mọi ngành công nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên quý giá này.
Việt Nam không nằm ngoài ảnh hưởng này.Ngành công nghiệp dầu khí- khai thác dầu mỏ ở Việt Nam đã từng bước khẳng định được vị trí quan trọng,là đòn bẩy góp phần phát triển kinh tế đất nước, đưa nước ta hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới.Hàng năm,ngành sản xuất dầu khí đã khai thác và cho ra sản lượng dầu đạt từ 10- 18 triệu tấn.
Cùng với sự phát triển của ngành chế biến dầu,một trong những vấn đề được mọi người rất quan tâm hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường của các chất thải có nhiễm dầu.Các hiện tượng tràn dầu,rò rỉ dầu gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường,như làm hủy hoại hệ sinh thái động thực vật,gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người,….
Tràn dầu thường xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, phân phối và tàng trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng. Ví dụ, các hiện tượng rò rỉ, phụt dầu, vỡ đường ống, vỡ bể chứa, tai nạn đâm va gây thủng tàu, đắm tàu, sự cố tại các dàn khoan dầu khí, cơ sở lọc hoá dầu v.v... làm cho dầu và sản phẩm dầu thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh thái và thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên thuỷ sản. Số lượng dầu tràn ra ngoài tự nhiên khoảng vài trăm lít trở lên có thể coi là sự cố tràn dầu.
Với vị trí địa lí nắm trên tuyến đường hàng hải quốc tế, Việt Nam là trung gian vận chuyển dầu từ Trung Đông đến Nhật Bản và một số nước khác ở châu Á, nên hàng năm có hàng chục triệu tấn dầu được vận chuyển qua lãnh thổ đất nước.
Đồng thời,Việt Nam đã và đang xây dựng các nhà máy lọc dầu với quy mô lớn,nguồn nguyên liệu dầu thô phục vụ cho hoạt động của nhà máy được mua và chuyên chở từ nhiều nước khác nhau vào Việt Nam với số lượng nhiều.Do đó,nguy cơ xảy ra sự cố dầu tràn ở các bờ biển Việt Nam ảnh hưởng tới môi trường là rất cao.
Mặc dù Việt Nam chưa có các tiêu chuẩn chất lượng môi trường đất và trầm tích biển, song qua nghiên cứu và quan trắc cho thấy: môi trường biển đang bị biến động theo nhiều xu hướng xấu. Về môi trường trầm tích biển,theo chứng minh của các nhà môi trường biển thì hoạt động cảng biển làm ô nhiễm dầu là khó tránh khỏi. Điều này đã và đang gây sức ép, tác động tiêu cực tới các hệ sinh thái biển. Việc xây dựng cảng biển,kéo theo sự phát triển của các khu công nghiệp liền kề, dẫn đến 359 ha rừng ngập mặn, 47ha bãi triều và hàng chục hécta cỏ biển đang bị phá huỷ bởi chất thải và dầu loang. Nếu nhìn chiều sâu, không phủ nhận sự cố tràn dầu không chỉ gây nhiễm bẩn đất và trầm tích biển mà còn tác động tiêu cực đến đời sống an sinh.
Qua nhiều cuộc hội thảo, đề xuất của các đề tài nghiên cứu ô nhiễm môi trường biển đều đưa ra những khuyến cáo " khẩn cấp" bảo vệ an sinh cuộc sống. Tuy nhiên, ai cũng biết có hoạt động cảng biển là có ô nhiễm dầu. Nhưng ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm như thế nào không chỉ có bộ máy quản lý Nhà nước phát huy hiệu quả ngăn chặn, mà đây phải được coi là nghĩa vụ của cả cộng đồng.
Trên thực tế, dầu tràn không rõ nguồn gốc đã từng xuất hiện nhiều lần nhiều nơi dọc bờ biển Việt Nam, nhưng thường quy mô nhỏ,mức độ ảnh hưởng ô nhiễm không sâu rộng.
Gần đây nổi bật lên 1 sự việc đặc biệt nghiêm trọng đó là sự cố tràn dầu dọc bờ biển các tỉnh miền Trung Việt Nam vào cuối tháng 1 năm 2007, đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
KẾT LUẬN
VÀ
ĐÁNH GIÁ
CHUNG
Một số ý kiến đề xuất:
Việt Nam là một quốc gia có hơn 3 ngàn km bờ biển và thềm lục địa có nhiều hoạt động kinh tế sôi nổi như khai thác tài nguyên, vận tải biển nên thường xuyên phải đối mặt với các ảnh hưởng tiêu cực của sự cố tràn dầu.Ô nhiễm tràn dầu là nguyên nhân thường trực và nguy hại nhất đến hệ sinh thái biển nếu không có các giải pháp đồng bộ, tích cực kịp thời can thiệp.đây là vấn đề bức xúc cả ở quy mô quốc gia lẫn quốc tế,cần được quan tâm đặc biệt.Việc ngăn chặn,hạn chế ô nhiễm như thế nào không chỉ có bộ máy quản lý nhà nước phát huy hiệu quả ngăn chặn,mà đây phải được coi là nghĩa vụ của cả cộng đồng.
Vấn đề đặt ra trước mắt và lâu dài cho các cơ quan chức năng ngoài việc tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển cho mọi người thì việc xây dựng hệ thống quản lý biển không thể xem nhẹ,đùn đẩy trách nhiệm.
Thời gian tới,cần phân vùng quản lý,tăng cường công tác kiểm tra,giám sát và xử phạt đối với các hành động đổ chất thải phi pháp trên tuyến hàng hải quốc tế qua lãnh hải quốc tế và các vùng nước cảnh nhằm mục đích giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng như đang xảy ra,từ đó hạn chế ảnh hưởng xấu của dầu loang đến môi trường,đặc biệt đến các nguồn nước,các hệ sinh thái thuỷ sinh,các hệ sinh thái biển và ven biển,giảm các thiệt hại kinh tế trước mắt và lâu dài.
Cần thiết lập các khu vực xử lý chất thải dầu khí trên bờ,có các giải pháp kĩ thuật để quản lý kiểm soát các loại chất thải dầu khí.Lựa chọn các công nghệ tiên tiên về khoan dầu,xử lý chất thải khoan dầu trong quá trình khai thác dầu để gỉam thiểu khối lượng và độc tính của các loại chất thải trong công nghiệp dầu khí.
Tìm giải pháp thích hợp để giảm thiểu tác động của chất thải dầu đến môi trường biển và con người,nhất là ngư dân trên biển.
- Chủ động công tác phòng chống ô nhiễm và sự cố tràn dầu trên biển.
Khi sự cố dầu tràn xảy ra ở bất kì địa điểm nào trên đất liền,ven biển hoặc trong các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,thì những tổ chức cá nhân phát hiện xảy ra sự cố tràn dầu cần phải thông báo ngay cho các đơn vị liên quan,cấp chính quyền,Sở Khoa Học,Công nghệ và Môi trường,….Đồng thời tìm mọi biện pháp cứu người bị nạn khỏi vùng nguy hiểm,ngăn chặn quay không cho dầu đã tràn ra tiếp tục tràn lan rộng thêm.Tổ chức làm sạch bờ biển khi đã vớt dầu.
- Cần có biện pháp phòng ngừa,với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”,tất cả các địa phương,các tổ chức có những hoạt động có nhiều khả năng gây sự cố tràn dầu,cần:
a. Xây dựng các kế hoạch, các phương án ứng cứu sự cố tràn dầu trong phạm vi hoạt động của mình, phù hợp với hoàn cảnh thực tế, tại những nơi có khả năng rủi ro về sự cố cao nhất, như tại các khu vực cảng, các luồng tàu, các khu thăm dò, khai thác và tàng trữ dầu khí, bể xăng v.v ... nhằm chủ động đối phó với các tình huống sự cố có thể xảy ra. Hàng năm, các kế hoạch này cần được các bộ chủ quản hoặc các tỉnh, thành phố phê duyệt và cần gửi những kế hoạch này cho Bộ KHCN&MT để phối hợp, huy động trong các trường hợp cần thiết.
b. Xây dựng tổ chức với các trang thiết bị kỹ thuật phù hợp để đối phó tràn dầu xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của mình. Các tổ chức, trang bị kỹ thuật này được xây dựng tương ứng với kế hoạch đã được phê chuẩn, qua đây đặt cơ sở ban dầu tại địa bàn để có thể hoà nhập vào tổ chức ứng phó chung của cả nước.
c. Hàng năm, cần tổ chức tập huấn, thao diễn kỹ thuật nhằm kiểm tra, điều chỉnh và nâng cao khả năng ứng xử của hệ thống đối phó cơ sở, phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
d. Thường xuyên kiểm tra công nghệ, quy trình sản xuất, vận hành, nâng cao tính an toàn trong các hoạt động có khả năng gây sự cố tràn dầu.
Bên cạnh việc đưa ra các quy định về công tác bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm dầu,công tác xử lý sự cố tràn dầu thì nhà nước cần hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường,nghiêm chỉnh thi hành luật bảo vệ môi trường,đưa ra những quy định đối với những doanh nghiệp cơ sở sản xuất gây ô nhiễm dầu môi trường biển phải bồi thường thiệt hại.
Trong những năm vừa qua công tác bảo vệ môi trường của nước ta đã có những chuyển biến đáng kể,công tác phòng ngừa ô nhiễm,suy thoái môi trường được chú ý nghiên cứu và trỉên khai.Một số những kế hoạch,quyết định của chính phủ,quốc gia đã được đề ra để bảo vệ an ninh cuộc sống.
Nhưng thực tế triển khai các quyết định của Chính phủ nhà nhà nước còn gặp nhiều khó khăn bởi liên quan đến nhiều bộ ngành,địa phương.Cơ chế phối hợp thống nhất trên các lĩnh vực cung cấp thông tin,hỗ trợ,huy động cung cấp các nguồn lực ứng cứu sự cố,…còn rất hạn chế.Bởi vậy,hiệu quả ngăn ngừa và ứng cứu sự cố trên thực tế còn rất thấp.Môi trường biển vẫn đang hàng ngày,hàng giờ bị nhiễm bẩn do dầu và nguồn thải.Các tỉnh,thành phố dọc tuyến biển Việt Nam phải sớm có giải pháp mạnh,dang rộng vòng tay “cứu” biển.
Kết luận:
“Ô nhiễm dầu tràn môi trường biển” đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm,có ảnh hưởng to lớn đến Thế Giới và Việt Nam.Trong cuốn “Vấn đề ô nhiễm dầu tràn bờ biển miền Trung” đã giới thiệu một số nội dung cơ bản sau đây:
1. Toàn cảnh về tình trạng ô nhiễm bờ biển miền Trung do dầu tràn.
2. Khái quát các giả thiết về nguyên nhân gây ra tràn dầu ở bờ biển miền Trung.
3. Ảnh hưởng của dầu tràn tới môi trường, sinh vật, các hoạt động kinh tế cũng như tác động đến sức khỏe của con người.
4. Nêu lên một vài các biện pháp ngăn chặn, thu gom và xử lí dầu tràn.
5. Một số ý kiến đề cho các cơ quan chức năng nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm dầu trên bờ biển Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu vấn đề “Ô nhiễm dầu tràn bờ biển miền trung Việt Nam” chúng tôi không thể tránh khỏi thiếu sót.Rất mong các bạn cho ý kiến đóng góp để bài làm được hoàn thiện hơn.!!!!!
MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU
PHẦN 1: TOÀN CẢNH TRÀN DẦU BỜ BIỂN VIỆT NAM.
I.Một số vụ tai nạn tràn dầu xảy ra trên Thế Giới và Việt Nam.
1. Thế Giới.
2.Một số vụ tràn dầu ở Việt Nam.
II.Thực trạng ô nhiễm tràn dầu bờ biển miền Trung Việt Nam.
Tình hình dầu tràn ở bờ biển miền Trung gây ô nhiễm biển nghiêm trọng.
Một số hình ảnh về ô nhiễm tràn dầu bờ biển miền Trung.
III.Nguyên nhân của sự cố tràn dầu bờ biển miền Trung Việt Nam.
1. Ảnh hưởng của vị trí địa lý các vùng biển Việt Nam tới sự lan truyền dầu trên biển gây ô nhiễm môi trường.
2. Nguyên nhân chính gây sự cố tràn dầu bờ biển miền Trung Việt Nam.
3. Một số đề tài khoa học nghiên cứu xác định nguyên nhân ô nhiễm dầu tại các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam.
IV. Ảnh hưởng của sự cố tràn dầu bờ biển miền Trung Việt Nam.
1. Ảnh hưởng tới hệ sinh thái biển.
2. Ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam.
3. Ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.
PHẦN 2 :CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN THU GOM VÀ XỬ LÝ DẦU TRÀN.
I.Công tác xử lý ban đầu khi xảy ra sự cố tràn dầu.
II.Các biện pháp ngăn chặn và thu gom.
1. Phương pháp cơ học.
1.1 Các loại phao quay được dùng để xử lý dầu tràn trên biển.
1.2 Cách dùng phao quây để xử lý.
2. Phương pháp bơm hút tràn dầu.
3. Phương pháp xử dụng chất hấp thụ dầu.
3.1 Chất hấp thụ polyurethane.
3.2 Chất hấp thụ Enretech Cellusorb.
3.3 Nhận xét.
III.Các phương pháp xử lý dầu tràn.
* Vài nét về đặc điểm và cấu tạo của dầu mỏ.
1. Phương pháp đốt.
1.1. Sử dụng bom để đốt dầu tràn trên biển.
1.2. Nhận xét.
2. Công nghệ xử dụng chất phân tán hoá học để xử lý dầu tràn.
2.1. Thành phần và cơ chế phân tán của chất phân tán.
2.2. Phạm vi áp dụng.
2.3. Nhận xét.
3. Xử lí dầu tràn bằng công nghệ sinh học.
* Bản chất của phương pháp xử lý dầu tràn bằng công nghệ sinh học
*Tính ưu việt và hạn chế của phương pháp xử lý dầu tràn bằng công nghệ sinh học.
3.1.Công nghệ xử lý dầu tràn trên biển bằng cách xử dụng các vi sinh vật có trong môi trường bị ô nhiễm.
3.1.1. Nguyên lý cơ bản của xử lý ô nhiễm dầu mở bằng phương pháp phân huỷ sinh học.
3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phân huỷ sinh học.
3.1.3. Vai trò và áp dụng công nghệ xử lý sinh học trong quá trình xử lý dầu tràn.
3.1.4. Các vi sinh vật có khả năng xử dụng dầu mỏ.
3.1.5 Quá trình phân huỷ hidrocacbon no có trong dầu mỏ.
3.1.6 Một số chất sinh học để xử lý dầu tràn hiện nay.
3.1.7 Những vấn đề cần lưu ý khi xử dụng phương pháp sinh học để phân huỷ dầu tràn.
3.1.8 Khả năng áp dụng phương pháp này vào Việt Nam.
IV.Các công trình nghiên cứu xử lý dầu tràn trên Thế Giới và ở Việt Nam.
1.Trên Thế Giới.
* Máy lọc váng dầu cải tiến ở Califonia.
* Bọt biển Nano hút dầu loang.
2. Ở Việt Nam.
* Máy tách hỗn hợp dầu nước Snow.
* Vật liệu Petro abs.
* Phương pháp thu hồi dầu bằng cách xâu bao rơm.
PHẦN 3:KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GÍA CHUNG.
*Một số ý kiến đề xuất.
* Kết luận chung
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 747
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem