Mã tài liệu: 115574
Số trang: 53
Định dạng: docx
Dung lượng file: 301 Kb
Chuyên mục: Nông học
Trồng dâu là để lấy lá nuôi tằm. Cây dâu là thức ăn duy nhất của tằm BomByx mori L. Lá dâu chứa đựng các chất dinh dưỡng cần thiết cho con tằm như protein, lipit, gluxit, chất khoáng, vitamin...Protein trong lá dâu là nguồn dinh dưỡng để con tằm tổng hợp nên sợi tơ.
Ngày nay, người đã và đang nghiên cứu dùng thức ăn nhân tạo cho tằm dâu nhưng vẫn không thể thay thế hoàn toàn lá dâu, và trên thực tế công việc này mới đang ở bước thử nghiệm, chưa đưa ra ngoài sản suất. Trong điều kiện nước ta, cây dâu vẫn dữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất tơ tằm.
Chất lượng và số lượng lá dâu rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất tơ kén.
Cây dâu là cây lâu năm nhưng việc thu hoạch lá dâu cũng mang tính chất của cây ngắn ngày. Dâu trồng bằng hạt thời gian thu hoạch lá có thể kéo dài 50 năm. Trồng bằng hom có thể cho thu hoạch trong khoảng 20 - 30 năm. Song cần thấy rằng, việc thu hoạch lá dâu nhiều lứa trong năm như ở nước ta, đòi hỏi người trồng dâu phải hiểu đầy đủ về nhu cầu sống của cây dâu và các yêu cầu kỹ thuật thật chặt chẽ, có đáp ứng yêu cầu đó mới có lá dâu tốt để nuôi tằm đạt năng suất kén cao chất lượng kén tốt.
Để đảm bảo mục đích của nghề trồng đâu, nuôi tằm là tăng năng suất và chất lượng lá dâu, hạ giá thành sản phẩm và cần giải quyết tốt các biện pháp kỹ thuật như: giống dâu, trồng dâu, chế độ bón phân, tuới tiêu hợp lí, biện pháp đốn tỉa ...Việc thu hoạch lá dâu đi đôi với việc đốn tỉa đã thúc đẩy nuôi tằm nhiều lứa trong năm. Ở các nước nuôi tằm tiên tiến như Nhật Bản, nhờ thu hoạch lá dâu lứa thứ 2, thứ 3, đã nuôi được 3 lứa tằm trong 1 năm. Ở Ấn Độ, nhờ biện pháp đốn, tỉa nên cả năng suất và phẩm chất lá dâu đều tăng . Ở Việt Nam nhờ xử lí cây dâu thay đổi để dâu lưu đông đốn hè thay cho tập quán đốn dâu đông đã làm giảm sản lượng lá dâu vụ hè và tăng sản lượng lá dâu vụ xuân - thu, vì thế đã chuyển được thời vụ nuôi tằm và cơ cấu giống tằm (từ chỗ chỉ tập trung nuôi tằm vụ hè là thời vụ khí hậu khắc nhiệt nuôi tằm hết sức khó khăn, sang nuôi tằm nuôi tằm vụ xuân - thu có thời tiết ôn hoà thích hợp cho nuôi tằm nhưng khả năng cho lá lại giảm dần và ngừng ra lá vào vụ đông để dâu vào trạng thái nghỉ đông. Mùa hè cây dâu có thể cung cấp tới 80% số lượng dâu cả năm, nhưng nhiệt độ cao, độ ẩm lớn không thuận lợi cho nuôi tằm, Lá dâu vụ hè chậm thành thục không tốt cho việc nuôi tằm lớn dễ sinh ra bệnh cho tằm đặc biệt là bệnh bủng.
Hiện nay trong sản suất người ta sử dụng rất nhiều các loại thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng chế độ phân bón không hợp lý cho cây dâu, các biện pháp này đều gây bất ổn cho công việc nuôi tằm. Mặt khác cứ sau mỗi lần bón phân hoặc phun thuốc thì phải mất ít nhất từ 25 - 30 ngày mới hái được lá đã gây rất nhiều khó khăn trong khi nuôi tằm với số lượng lớn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 208
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 147
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 671
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 734
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 649
⬇ Lượt tải: 16