Tìm tài liệu

Nghien cuu kha nang phat chuyen doi tu nuoi thuy san truyen thong sang nuoi thuy san huu co tai xa Tan Dan An Lao Hai Phong

Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng

Upload bởi: maxx_secret

Mã tài liệu: 292620

Số trang: 46

Định dạng: zip

Dung lượng file: 530 Kb

Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp

Info

Tóm tắt

Trong khuôn khổ hoạt động của dự án ADDA-VNFU nhằm khuyến khích phát triển các hệ thống canh tác hữu cơ, nghiên cứu này đã được tiến hành nhằm đánh giá tiềm năng và khả năng phát triển nuôi cá hữu cơ tại xã Tân Dân, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Các phương pháp áp dụng trong nghiên cứu bao gồm phỏng vấn không chính thức và tổ chức thảo luận nhóm có sử dụng các công cụ Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA) với sự tham gia vấn đại diện chính quyền xã, huyện, phỏng vấn những người trực tiếp tham gia thương mại sản phẩm thuỷ sản. Nghiên cứu đã mô tả được bức tranh tổng thể về tình hình kinh tế xã hội, hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản của các cộng đồng cũng như khả năng chuyển đổi từ nuôi cá truyền thống sang nuôi cá hữu cơ.

Toàn xã Tân Dân có 58 ha ao hồ nuôi cá, năng suất nuôi biến động khá lớn từ 2,6 – 10 tấn/ha/năm. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có nhiều ao hồ nhỏ, nằm rải rác ở các thôn xóm phục vụ chủ yếu cho việc nuôi cá cải thiện cuộc sống gia đình. Các đối tượng nuôi chủ yếu của xã bao gồm Cá rô hu, cá migral, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá chép, cá trôi ta, cá rô phi và cá chim trắng. Chỉ tính riêng hoạt động thuỷ sản, hàng năm giá trị sản lượng thuỷ sản đã đóng góp khoảng 35% tổng thu nhập toàn xã. Tuy nhiên, hiện nay trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản của xã còn gặp một số tồn tại, khó khăn chính như hạn chế về hiểu biết kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi, đặc biệt là trong quản lý ao nuôi và phòng trừ dịch bệnh.

Sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản hiện nay của Tân Dân được tiêu thụ chủ yếu trên địa bàn xã, các chợ địa phương trên địa bàn huyện An Lão. Ngoài ra, một lượng nhỏ sản phẩm thuỷ sản của xã được vận chuyển đi tiêu thụ tại thị trường thành phố Hải Phòng thông qua hệ thống tư thương, những người buôn bán cá.

Nhìn chung, phần lớn người nuôi cá cũng như những người tham gia thương mại sản phẩm thuỷ sản ở Tân Dân đều cho rằng việc chuyển đổi từ hình thức nuôi cá truyền thống sang nuôi cá hữu cơ có triển vọng tốt trên địa bàn. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn còn suy nghĩ cho rằng việc chuyển đổi này sẽ làm giảm năng suất, sản lượng, hơn nữa giá trị của sản phẩm nuôi hữu cơ chưa được thị trường nhìn nhận 1 cách đúng đắn do vậy hiệu quả của nuôi cá sẽ giảm.

Ngoài ra, để nắm bắt được tiềm năng thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa, nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn một số chủ nhà hàng kinh doanh sản phẩm thuỷ sản, các đơn vị chế biến và các siêu thị trên địa bàn Hải Phòng, Hà Nội. Đối với những đối tượng này, sản phẩm thuỷ sản hữu cơ sẽ được đánh giá cao do các sản phẩm này là sản phẩm sạch, không chứa dư lượng kháng sinh, thuốc trừ sâu và các loại thuốc, hoá chất. Tuy nhiên, đối với họ, các khía cạnh môi trường, sinh học trong nuôi cá hữu cơ thường ít được quan tâm hơn. Một trong những vấn đề quan tâm nữa của những người được phỏng vấn là việc giới thiệu và quảng bá sản phẩm nuôi hữu cơ trên thị trường. Tuy nhiên, nếu các tiêu chuẩn nuôi hữu cơ được đảm bảo và được công nhận về pháp lý, người mua sẵn sàng bỏ thêm 10 – 20% giá để mua sản phẩm nuôi hữu cơ.

Nghiên cứu cũng đã sử dụng bộ tiêu chuẩn nuôi cá hữu cơ của Nature Land and Bio-Suisse để đánh giá những nhu cầu và các nguyên lý chính để chuyển đổi từ nuôi cá truyền thống sang nuôi cá hữu cơ. Để chuyển đổi được, cần quan tâm đến các khía cạnh quản lý nguồn nước, sử dụng con giống có nguồn gốc hữu cơ, sử dụng các loại thức ăn, phân bón có nguồn gốc hữu cơ, không sử dụng các loại kháng sinh, hoá chất và không sử dụng các loại hormones.

Việc Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cũng đã được tiến hành. Qua đó cho thấy, các điểm mạnh trong việc chuyển đổi từ nuôi cá truyền thống sang nuôi cá hữu cơ bao gồm (i) Tân Dân là xã đầu tiên thực hiện nuôi cá hữu cơ ở miền Bắc Việt nam, đây là lợi thế rất lớn trong vấn đề thị trường, ít chịu cạnh tranh; (ii) Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội và phát triển nuôi trồng thuỷ sản của Tân Dân tương đối phát triển; (iii) Việc nuôi cá hiện nay đang được tiến hành ở mức độ thâm canh thấp, hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hoá chất, cũng như các loại thức ăn nhân tạo.

Điểm yếu, điểm hạn chế trong chuyển đổi nuôi cá truyền thống sang nuôi cá hữu cơ hiện nay ở Tân Dân đó là việc nhìn nhận của khách hàng đối với sản phẩm hữu cơ nói chung và sản phẩm nuôi thuỷ sản hữu cơ nói riêng. Hiện nay, chưa có kênh thị trường cho sản phẩm hữu cơ. Việc duy trì sản lượng một loại sản phẩm trong cả năm là khó có thể do sự thay đổi lớn về thời tiết, khí hậu, đặc biệt là vào mùa đông. Hơn nữa, trình độ kỹ thuật, kỹ năng thực hành của người dân xã Tân Dân hiện nay còn hạn chế.

Các cơ hội cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ trên địa bàn đó là nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Dự án mong muốn có được sự hỗ trợ của Chính phủ cũng như những cam kết của chính phủ trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành thuỷ sản nói riêng cũng như tác động của phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến môi trường.

Tuy nhiên, sự phát triển của nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ cũng gặp phải những thách thức liên quan đến viễn cảnh chung của người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm hữu cơ, đặc biệt là nhu cầu của những người hướng tới những sản phẩm có giá trị cao. Các sản phẩm sạch, an toàn sẽ dần được giám định và xác nhận bởi các cơ sở tiêu thụ có uy tín như Eurepgap và HACCP cũng như các cơ sở chế biến, sẽ là những thách thức và cạnh tranh đáng kể của sản phẩm hữu cơ. Việc đăng ký thương hiệu và giữ bản quyên trên thị trường vẫn là vấn đề đáng quan tâm ở Việt Nam hiện nay. Các nhãn mác sản phẩm dễ dàng được sao chép tạo thành những sản phẩm nhái trên thị trường. trong bối cảnh như vậy, các sản phẩm hữu cơ cần phải được xác nhận và chiếm được vị trí nhất định trên thị trường cũng như trong ý thức của người tiêu thụ.

Trong bối cảnh như vậy, việc hình thành mối liên kết giữa các cơ sở chế biến, người sản xuất và hệ thống tư thương là cần thiết nhằm tạo được những triển vọng cho sự phát triển của sản xuất sản phẩm thuỷ sản hữu cơ. Người sản xuất, tư thương và những đối tượng có liên quan khác cần phải được đào tạo về sản xuất sản phẩm hữu cơ cũng như được giới thiệu một cách cặn kẽ quá trình sản xuất sản phẩm hữu cơ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kỹ thuật sản xuất tiên tiến, việc giới thiệu sản phẩm thuỷ sản hữu cơ sẽ phụ thuộc rất lớn vào vị trị của sản phẩm trên thị trường. Việc nghiên cứu sâu về khía cạnh thị trường, về người tiêu thụ là yếu tố cần thiết. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thị trường, cần phải có các chiến lược tiếp cận thị trường, phải thêểhiện rõ các kênh tiêu thụ sản phẩm và việc tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản hữu cơ trong giới tiêu thụ.

Giới thiệu

ADDA và Trung ương Hội nông dân Việt Nam (VNFU) đang tiến hành dự án nghiên cứu và hình thành hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam. Cả hai tổ chức này đều nhìn nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là một trong những công cụ nâng cao vai trò xã hội của các cộng đồng nông thôn. Trên cơ sở đó, một dự án hợp tác đã được hình thành nhằm phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp hữu cơ. Dự án sẽ được triển khai ở Đồng bằng Sông Hồng, bao gồm Hà Nội và một số tỉnh lân cận, với mục tiêu sản xuất nông phẩm cho các thị trường chính của miền Bắc – Hà Nội và Hải Phòng. Các địa điểm dự án được lựa chọn theo tiêu chí có thể làm đại diện cho những hệ thống canh tác chủ yếu ở vùng này.

Ở Việt Nam, nếu quy chiếu theo tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất, nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ mới chỉ được bắt đầu. Trong 2-3 năm trở lại đây, một số dự án nhỏ về sản xuất hữu cơ đã cho thấy việc phát triển lĩnh vực này có tiềm năng phát triển tốt. Tuy nhiên, với những đặc thù cơ bản hiện nay của nông nghiệp Việt Nam về quy mô nông trại, nguồn lao động, tiền vốn và phương thức luân canh rau màu, chúng ta vẫn chưa xác định được chính xác loại hình canh tác nông nghiệp hữu cơ nào là phù hợp.

Hầu hết những kinh nghiệm thu được về nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam cho đến nay vẫn tập trung vào trồng trọt, với các sản phẩm chủ yếu là rau xanh, trà và các loại gia vị (gừng, hồi, quế…). Tuy nhiên, do nông nghiệp hữu cơ chủ yếu dựa vào phương thức canh tác kết hợp, nên cần chú ý đến cả nghề chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Ở miền Nam, một số chương trình NTTS hữu cơ quy mô nhỏ đang được xây dựng, nhưng những thông tin chung về tính khả thi của NTTS hữu cơ, đặc biệt trong điều kiện miền Bắc (nơi dự án được triển khai) vẫn còn thiếu. Bởi vậy, cần phải nghiên cứu chi tiết khu vực này, để cho phép dự án xây dựng phương pháp luận cụ thể cho phát triển NTTS hữu cơ.

Trong báo cáo này, những kết quả nêu ra được rút từ việc phân tích sơ bộ đối với hệ thống NTTS và các kênh tiêu thụ ở xã Tân Dân, Hải Phòng. Dự án ADDA-VNFU đã xác định những mục tiêu sau:

• Các nông trại sản xuất hữu cơ và người tiêu dùng được tổ chức thành các hợp tác xã, hiệp hội hoặc tổ nhóm, và thực hiện việc quản lý sản xuất các mặt hàng nông phẩm hữu cơ được cấp phép cũng như việc cung cấp các sản phẩm này ra thị trường địa phương.

Mục tiêu cụ thể của quá trình nghiên cứu NTTS hữu cơ là:

• Mô tả các phương thức sản xuất hiện tại đối với các đối tượng nuôi trồng nước ngọt ở một số khu vực trọng điểm của huyện An Lão, Hải Phòng;

• Mô tả các cơ chế tiêu thụ hiện tại đối với các sản phẩm nuôi trồng nói trên;

• Phân tích các phương thức sản xuất hiện tại nhằm xác định những tiềm năng và trở ngại đối với việc chuyển đổi sang hình thức sản xuất hữu cơ (bằng cách phân tích SWOT);

• Đề xuất những kiến nghị về kỹ thuật đối với quá trình NTTS hữu cơ, trong đó có thức ăn, tỷ lệ thả, phương pháp thu hoạch… Những khuyến nghị này cũng cần phải bao hàm cả những biện pháp cụ thể sẽ được thực hiện trong 2 năm đầu của quá trình chuyển đổi.

6 Khuyến nghị

Việc tiến hành PRA ở xã Tân Dân là họat động phân tích nhanh hệ thống nuôi hiện tại, thực hiện song song với việc phỏng vấn các nhà hàng khách sạn. Tuy nhiên, những công việc nghiên cứu này chỉ cung cấp một ý tưởng sơ bộ về các quá trình và phương hướng mà dự án ADDA cần tập trung vào để việc triển khai nuôi cá hữu cơ ở xã Tân Dân đạt kết quả mong muốn. Trong chương 5, chúng tôi đã nêu ra những nguyên tắc quản lý cần thiết cho việc chuyển đổi và minh họa bằng phân tích SWOT. Bởi vậy, những khuyến nghị dưới đây không đi sâu vào các chi tiết của khía cạnh kỹ thuật về chuyển đổi, mà nêu lên tổng thể quá trình trước mắt.

Trong 5 năm thực hiện, dự án đã đi được 1 năm. Việc lập kế hoạch và thực thi chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang nuôi hữu cơ là một tiến trình dài. Trong tiến trình đó, hai chủ điểm chính có thể xác định trong nghiên cứu này là: Chuyển đổi về mặt kỹ thuật ở cấp độ nông trại, và tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy, một kế hoạch cụ thể cần được xây dựng với yêu cầu phải có một khung thời gian phù hợp với chu trình dự án.

 Lên kế hoạch chi tiết

6.1 Cấp độ sản xuất ở trang trại (yếu tố bên trong)

Cần coi nhóm nông dân được lựa chọn tham gia dự án nuôi cá hữu cơ là một loại hình doanh nghiệp mới, theo đó kế hoạch kinh doanh cần được xác lập để họ có thể làm ăn có lãi. Những người buôn bán ở xã cũng cần phải được tham gia vào quá trình này. Kinh nghiệm từ Campuchia cho thấy nếu nông dân tự chọn lấy người trao đổi hàng hóa mà họ tin cậy, thì cơ hội thành công sẽ được mở rộng hơn.

 Xây dựng kế hoạch kinh doanh với sự tham gia tích cực của nông dân nuôi cá và những người buôn bán.

Trong khuôn khổ dự án, cần tập huấn cho nông dân về các nguyên tắc của nghề nuôi cá hữu cơ trong giai đoạn đầu, bởi lẽ việc chuyển đổi từ mô hình nuôi truyền thống sang nuôi hữu cơ đòi hỏi một quãng thời gian tương ứng với ít nhất một vụ nuôi.

 Tập huấn về nuôi cá hữu cơ cho tất cả các chủ thể liên quan đén quá trình chuyển đổi

Chuyển đổi hệ thống nuôi hiện tại sang nuôi hữu cơ sẽ phải được tiến hành trong ít nhất 3 năm, do đó nên bắt đầu chuyển đổi vào thời điểm bắt đầu của vụ tiếp theo (tháng 2/2006). Đồng thời, nhóm nông dân đại điện cần phát huy vai trò kiểm tra, giám sát những thay đổi trong thời gian chuyển đổi.

 Bắt đầu triển khai nuôi hữu cơ vào tháng 2/2006

- Trong thời gian thí điểm, nông dân thử nghiệm phải được bối thường nếu họ bị thiệt hại. Khi dự án kết thúc, những chi phí đó sẽ phải được chính họ trang trải lại (nếu thành công), nhưng hiện tại chúng ta chưa chắc chắn về việc cá nuôi hữu cơ có bán được không.

Khuyến nghị:

• Nông dân cần phải hỗ trợ lâu dài về kỹ thuật trong quá trình chuyển đổi (chẳng hạn có thể thông qua một chuyên gia NTTS của Viện NTTS I).

• Cần có người hướng dẫn nông dân và những người buôn bán nhỏ về việc phát triển kinh doanh

6.2 Thị trường (yếu tố bên ngoài)

Như đã nêu trong văn kiện dự án, cần nghiên cứu kỹ thị trường và người tiêu dùng, và công việc này nên triển khai càng sớm càng tốt

 Tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn đề tiêu thụ sản phẩm

- Có thị trường tiêu thụ không? Ở đâu?

- Người tiêu dùng gồm những ai?

- Sản phẩm sẽ được tiêu thụ như thế nào?

Việc nghiên cứu này tập trung vào thị trường trong nước – nơi có nhu cầu về cá an toàn (không sử dụng hóa chất, kháng sinh), nhưng thị trường này thực ra vẫn chưa có một cơ sở hạ tầng cần thiết (cửa hàng, chợ cá sạch) cho các sản phẩm nuôi hữu cơ. Thêm vào đó, các tiêu chuẩn và nhãn mác sản phẩm nuôi hữu cơ vẫn chưa được ban hành trên quy mô toàn quốc.

 Cần có chiến lược tiêu thụ. Việc định hướng sản phẩm trên thị trường là yếu tố tối quan trọng đảm bảo thành công cho các sản phẩm nuôi hữu cơ

Khuyến nghị:

• Cần có những chuyên gia thị trường năng động sáng tạo tham gia đợt nghiên cứu này và thiết kế chiến lược tiêu thụ phù hợp cho cá nuôi hữu cơ.

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng
  • Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi ...

Upload: linhkt189

📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 583
Lượt tải: 17

Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái địa ...

Upload: lamgiadaica

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 573
Lượt tải: 16

Tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ ...

Upload: aqua_godfather

📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 397
Lượt tải: 16

Thực trạng và các giải pháp phát triển ngành ...

Upload: kimhoa99

📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 587
Lượt tải: 16

Hiện trạng nuôi thủy sản tại huyện Tân Thành ...

Upload: laphamhoanganh

📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 437
Lượt tải: 16

Hiện trạng nuôi thủy sản tại huyện Tân Thành ...

Upload: daphuvico

📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 440
Lượt tải: 16

Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi ...

Upload: Umbala_ramotdieuuoc

📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 1027
Lượt tải: 16

Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển ...

Upload: phongtth

📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 614
Lượt tải: 16

Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển ...

Upload: ngoctrader

📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 482
Lượt tải: 16

Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng ...

Upload: ngoctu2485

📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 1299
Lượt tải: 16

Hướng dẫn quản lý chất lượng nước trong ao ...

Upload: anhdunghy

📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 681
Lượt tải: 19

Xác định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ...

Upload: nguyenphuoclong08

📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 652
Lượt tải: 20

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi ...

Upload: maxx_secret

📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 508
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Nông Lâm nghiệp
Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng Tóm tắt Trong khuôn khổ hoạt động của dự án ADDA-VNFU nhằm khuyến khích phát triển các hệ thống canh tác hữu cơ, nghiên cứu này đã được tiến hành nhằm đánh giá tiềm năng và khả năng phát triển nuôi cá hữu cơ tại xã Tân Dân, huyện An Lão, thành phố zip Đăng bởi
5 stars - 292620 reviews
Thông tin tài liệu 46 trang Đăng bởi: maxx_secret - 16/03/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 16/03/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Nghiên cứu khả năng phát chuyển đổi từ nuôi thuỷ sản truyền thống sang nuôi thuỷ sản hữu cơ tại xã Tân Dân An Lão Hải Phòng