Mã tài liệu: 254212
Số trang: 65
Định dạng: doc
Dung lượng file: 337 Kb
Chuyên mục: Luật
MỤC LỤCMỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 6
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu. 7
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 8
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 9
6. Bố cục của Luận văn. 9
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VĂN BẢN QPPL VÀ HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN QPPL CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 10
1.1 Khái niệm văn bản QPPL 10
1.2 Khái niệm văn bản QPPL do chính quyền địa phương ban hành. 14
1.2.1 Văn bản QPPL của chính quyền địa phương là sự cụ thể hóa các qui định của pháp luật và văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên. 15
1.2.2 Văn bản QPPL của chính quyền địa phương điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh ở địa phương. 16
1.3 Thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản QPPL của chính quyền địa phương 17
1.4 Trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL của chính quyền địa phương. 18
1.4.1 Trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân. 18
1.4.2 Trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL của Ủy ban nhân dân. 20
1.5 Hiệu lực văn bản QPPL của chính quyền địa phương. 21
1.5.1 Hiệu lực văn bản QPPL của chính quyền địa phương theo thời gian. 22
1.5.2 Hiệu lực văn bản QPPL của chính quyền địa phương theo không gian 24
1.5.3 Hiệu lực văn bản QPPL của chính quyền địa phương theo đối tượng áp dụng 25
1.6 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành 26
1.6.1 Khái niệm chất lượng văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành. 26
1.6.2 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của văn bản QPPL do chính quyền địa phương ban hành. 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VĂN BẢN QPPL VÀ HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN QPPL CỦA CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 33
2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng. 33
2.2. Các văn bản của thành phố Hải Phòng quy định, hướng dẫn về văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 35
2.3 Những thành tựu về văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền tại thành phố Hải Phòng. 38
2.4 Những hạn chế của văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền tại thành phố Hải Phòng. 42
2.5 Nguyên nhân của những tồn tại trong văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền tại thành phố Hải Phòng. 45
2.5.1 Nguyên nhân khách quan: 46
2.5.2 Nguyên nhân chủ quan: 48
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VĂN BẢN QPPL VÀ HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN QPPL CỦA CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 49
3.1 Tính cấp thiết của việc nâng cao chất lượng văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền tại thành phố Hải Phòng. 49
3.2 Yêu cầu của việc nâng cao chất lượng văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền tại thành phố Hải Phòng. 50
3.3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền tại thành phố Hải Phòng. 51
3.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ và thống nhất 51
3.3.2 Đổi mới việc lập chương trình xây dựng văn bản QPPL. 53
3.3.3 Đổi mới quy trình soạn thảo văn bản QPPL. 55
3.3.4 Đổi mới quy trình thẩm định văn bản QPPL của HĐND và UBND 56
3.3.5 Đổi mới quy trình lấy ý kiến, thông qua và công bố văn bản QPPL 58
3.3.6 Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tại các cấp chính quyền địa phương tại thành phố Hải Phòng. 59
3.3.7 Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý đối với văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL. 60
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiXây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ và phù hợp với thực tiễn là một trong những chủ trương quan trọng đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Pháp luật, trước hết là kết quả của việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách, đường lối, định hướng phát triển của một quốc gia và trở thành quy ước hành xử chung cho mọi người trong xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt trong việc bảo đảm sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia, đồng thời là công cụ quản lý xã hội hữu hiệu nhất của mỗi nhà nước. Điều 12 Hiến pháp 1992 đã ghi nhận: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Quan điểm này cho thấy, trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật được xác định là một đòi hỏi cấp thiết. Mặt khác, tăng cường pháp chế XHCN là điều kiện tối cần thiết bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời cũng là đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội, là nguyên tắc hiến định trong quản lý Nhà nước ta hiện nay.
Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hệ thống các cơ quan chính quyền địa phương có một vai trò rất quan trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII nêu rõ: “Cơ quan chính quyền nhà nước ở cấp địa phương dựa trên hệ thống thống nhất về pháp luật, chính sách và theo định hướng của kế hoạch Nhà nước để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội đối với mọi tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ, bảo đảm thi hành pháp luật nghiêm minh, chăm lo đời sống nhân dân, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở địa phương, củng cố an ninh và quốc phòng”. Trên nhiều phương diện, các cấp chính quyền địa phương có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, trực tiếp giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân; trực tiếp ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước và là cầu nối giữa Nhà nươc với nhân dân.
Trong những năm gần đây công tác văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền địa phương đã được quan tâm đúng mức. Năm 2004, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND). Luật này quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND. Đây là một văn bản quan trọng giúp cho cho các cấp chính quyền địa phương ban hành những văn bản QPPL cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền địa phương nói chung và tại thành phố Hải Phòng nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới và hội nhập trong giai đoạn hiện nay.
Hải Phòng là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại I cấp quốc gia, có vị trí địa lý quan trọng, là 1 trong 3 tỉnh thuộc tam giác phát triển kinh tế phía bắc. Trong những năm qua thành phố Hải Phòng đã đạt được nhiều thành tựu trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Trong lĩnh vực văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL, các cấp chính quyền ở thành phố Hải Phòng đã chú trọng đến công tác văn bản QPPL và ban hành ra nhiều văn bản quy phạm cụ thể hóa các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; tổ chức, động viên nhân dân thực hiện pháp luật và đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền địa phương tại thành phố Hải Phòng vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu quản lý, với những thay đổi của đời sống xã hội và bộc lộ một số vấn đề bất cập so với yêu cầu lý luận và thực tiễn. Những bất cập này đã đưa đến tình trạng ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân giảm sút, dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật; tội phạm và vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Đặc biệt, nạn quan liêu, tham nhũng và sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức đang là một trong những nguy cơ trực tiếp đe dọa sự sống còn của hệ thống chính trị, gây bất bình và làm giảm lòng tin của nhân dân, gây ra tình trạng khiếu nại, khiếu kiện đông người kéo dài.
Để khắc phục những bất cập trên, đặt các quan hệ xã hội dưới sự điều chỉnh của các QPPL cần nghiên cứu một cách nghiêm túc các vấn đề liên quan đến văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền tại thành phố Hải Phòng, để từ đó đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền tại thành phố Hải Phòng.
Từ yêu cầu cấp thiết như đã nêu ở trên, tôi chọn đề tài “Văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền tại thành phố Hải Phòng”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tàiNhu cầu nghiên cứu về công tác văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL của chính quyền địa phương đã được đặt ra từ lâu và càng trở lên bức thiết trong những năm gần đây. Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND. Luật này quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND. Việc ra đời Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND là kết quả của một quá trình làm việc nghiêm túc, hiệu quả của Quốc hội. Đóng góp vào thành quả chung đó có các nghiên cứu, các bài viết dưới dạng tham luận, hội thảo, nghiên cứu đăng trên các tạp chí và một số sách tham khảo, chuyên khảo, các luận văn đề cập từ nhiều góc độ khác nhau về hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QPPL nói chung, ban hành văn bản QPPL của chính quyền địa phương nói riêng. Có thể liệt kê các nghiên cứu đó như sau: Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp: Chuyên đề “bàn về thẩm quyền, thủ tục và trình tự ban hành văn bản QPPL luật của chính quyền địa phương” số 3 năm 1999; chuyên đề “tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương” số 10 năm 2001; chuyên đề “chính quyền địa phương với việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật” số 7 năm 2002; Vụ pháp luật Hình sự - Bộ Tư pháp với hội thảo về chuyên đề “dự án luật sửa đổi, bổ sung Luật ban hành văn bản QPPL năm 1996” Hà Nội năm 2002; chuyên đề “xây dựng và kiểm tra văn bản QPPL của bộ, ngành và địa phương” Hà Nội năm 2003; Hoàng Minh Hà, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về văn bản QPPL của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội, 2004. Việc nghiên cứu về văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL của chính quyền địa phương mới mang tính tổng quát, có tính hệ thống lý luận và trên quy mô cả nước. Còn trong những địa phương nhất định và nhất là trên địa bàn thành phố Hải Phòng thì chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứuMục đích của Luận văn là bước đầu nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền tại thành phố Hải Phòng; đề cập đến những vấn đề về đối tượng, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, từ đó tìm ra những phương hướng và biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền tại thành phố Hải Phòng. Để thực hiện mục đích nghiên cứu, tác giả tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
- Một số vấn đề lý luận cơ bản về văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL của chính quyền địa phương;
- Thực trạng văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền tại thành phố Hải Phòng;
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền tại thành phố Hải Phòng.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứuLuận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, các quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; những đánh giá về việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật được trình bày trong các văn kiện đại hội, các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam; các văn bản QPPL đã ban hành, các báo cáo, tổng kết về văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền tại thành phố Hải Phòng.
Phương pháp luận nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp cụ thể được sử dụng để nghiên cứu đề tài gồm:
- Phương pháp phân tích;
- phương pháp tổng hợp;
- phương pháp hệ thống.
Bên cạnh những phương pháp truyền thống, luận văn còn sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học pháp lý như: phương pháp xã hội học pháp luật; phương pháp luật học so sánh và phương pháp thống kê.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tàiNhững kết quả nghiên cứu của Luận văn có giá trị tham khảo đối với các vấn đề liên quan đến văn bản QPPL và hoạt động ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền tại thành phố Hải Phòng nói riêng và các cấp chính quyền địa phương nói chung trong điều kiện đổi mới và hội nhập. Luận văn góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu, giảng dạy pháp luật ở nước ta hiện nay.
6. Bố cục của Luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khỏa, luận văn gồm 3 chương, 14 tiết
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 728
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 19