Tìm tài liệu

Phap luat thua ke o viet nam tu the ky xv den nay

Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay

Upload bởi: forgetmenot12h

Mã tài liệu: 226932

Số trang: 103

Định dạng: doc

Dung lượng file: 821 Kb

Chuyên mục: Luật

Info

[FONT=Times New Roman][FONT="]MỞ ĐẦU[FONT="]

[FONT=Times New Roman]1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

[FONT=Times New Roman]Thừa kế là quan hệ về tài sản có tính chất phổ biến trong đời sống xã hội. Theo cách hiểu phổ thông nhất, thừa kế di sản là sự chuyển dịch di sản của cá nhân đã chết cho những người còn sống. Quan hệ sở hữu tài sản và quan hệ thừa kế di sản tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Có thể thấy rằng sở hữu tài sản và thừa kế xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người.

[FONT=Times New Roman]Ở nước ta, pháp luật về thừa kế có quá trình phát triển khá sớm trong tiến trình lịch sử thể hiện rõ nhất từ Bộ luật Hồng Đức ban hành năm 1483 và có thể thấy quan hệ thừa kế không những chịu ảnh hưởng bởi chế độ chính trị xã hội, chế độ sở hữu mà còn chịu ảnh hưởng bởi chế độ hôn nhân gia đình, phong tục tập quán ở mỗi thời kỳ lịch sử trong một mức độ nhất định.

[FONT=Times New Roman]Mục tiêu trước mắt và lâu dài của tiến trình cải cách tư pháp là xây dựng chế độ nhà nước pháp quyền - một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong chế độ pháp quyền đó, quyền thừa kế của công dân là một trong những quyền cơ bản được Nhà nước công nhận và bảo hộ. Công dân có quyền để lại tài sản cho cá nhân hoặc tổ chức theo di chúc hoặc theo pháp luật, nhưng cũng có quyền hưởng di sản của người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trong chế độ Nhà nước pháp quyền đó các quyền, lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể trong xã hội, trong đó có quyền lợi hợp pháp của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Các quyền dân sự cơ bản của công dân ngày càng được củng cố trong đó có quyền thừa kế di sản. Khi khối lượng tài sản của công dân ngày càng đa dạng về chủng loại, lớn về giá trị tài sản, thì quyền thừa kế di sản của cá nhân ngày càng được coi trọng và được ghi nhận cụ thể trong hệ thống pháp luật.

[FONT=Times New Roman]Từ thực tế cuộc sống này, pháp luật về thừa kế phải được xây dựng và không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với quá trình xây dựng và phát triển toàn diện của đất nước. Hiện nay những quy định về quyền thừa kế đã chiếm một vị trí quan trọng với số lượng điều luật đáng kể có tính khái quát cao và quy định tương đối đầy đủ, toàn diện về thừa kế trong Bộ luật dân sự. Nhưng kể từ khi Nhà nước ban hành Bộ luật dân sự đầu tiên năm 1995 và Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005, thì những quy định của Bộ luật dân sự về quyền thừa kế khi được Toà án các cấp áp dụng để giải quyết những tranh chấp về quyền thừa kế, nhưng vẫn tồn tại không ít khó khăn, lúng túng. Vì trong Bộ luật dân sự vẫn còn có những quy định trong chế định thừa kế chưa thật sự phù hợp với thực tế của đời sống xã hội, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập nền kinh tế thế giới.

[FONT=Times New Roman]Hiện nay, hàng năm ngành Tòa án nhân dân vẫn phải thụ lý và giải quyết hàng ngàn vụ án tranh chấp về thừa kế. Nhưng quy định của pháp luật thừa kế hiện nay cùng các ngành luật liên quan như pháp luật đất đai và những quy định pháp luật khác có liên quan đến thừa kế vẫn chưa đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất. Thực tiễn xét xử tại ngành Tòa án nhân dân cho thấy: có nhiều vụ tranh chấp về quyền thừa kế đã phải xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục vẫn không cao.

[FONT=Times New Roman]Có thể thấy rằng, khi áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp về thừa kế, ngành Toà án nhân dân đã gặp rất nhiều khó khăn. Đó là những quy định chưa thật sự ổn định của pháp luật về đất đai, các chính sách có những nội dung chưa nhất quán. Thực tế này đã gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế liên quan đến nhà, đất. Ngoài ra cũng cần thấy rằng, do tính chất và sự đa dạng về chủng loại tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân không thuần nhất, không ngừng biến động, biến đổi cũng làm ảnh hưởng đến việc xác định khối di sản và quyền thừa kế của cá nhân công dân.

[FONT=Times New Roman]Nhận thức được tầm quan trọng và rất phức tạp của pháp luật thừa kế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và tiếp theo, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NAY. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật thừa kế được quy định trong Bộ luật dân sự của nước ta

[FONT=Times New Roman]2. Tình hình nghiên cứu

[FONT=Times New Roman]Do thừa kế là một chế định phổ biến của đời sống xã hội nên từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, pháp luật thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc cũng có những quy định về thừa kế. Trong các bộ luật được ban hành vào thời kỳ phong kiến và các bộ dân luật cũ thời kỳ Pháp thuộc, thừa kế cũng luôn là một chế định chiếm vị trí quan trọng trong các bộ luật. Trong Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long, Bộ dân luật giản yếu (năm 1883), Bộ dân luật Bắc Kỳ (năm 1931), Bộ dân luật Trung Kỳ (năm 1936), các quy định về thừa kế đều chiếm một số lượng điều luật đáng kể.

[FONT=Times New Roman]Ngay sau khi giành được độc lập, cùng với lễ tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945, Nhà nước ta đã ban hành những văn bản có những quy định về quyền thừa kế như trong đó có những văn bản quy định về thừa kế như: Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950, Thông tư số 1742 - BNC ngày 18/9/1956 của Bộ Tư pháp, Thông tư số 594-NCPL ngày 27/8/1968 của Toà án nhân dân tối cao, Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981, Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990.

[FONT=Times New Roman]Trong tiến trình đổi mới, Nhà nước ta đã ban hành Bộ luật dân sự đầu tiên vào năm 1995 và có hiệu lực ngày 01/7/1996. Đây là là kết quả của quá trình pháp điển hóa luật dân sự Việt Nam trong suốt hơn 50 năm. Lần đầu tiên chế định thừa kế được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995 khá đầy đủ và hoàn thiện nhất mà những văn bản pháp luật trước đó chưa quy định. Tuy nhiên, sau 10 năm áp dụng, có những quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 đã không còn thích hợp, một số điều khoản đã không phát huy được tác dụng tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ về tài sản, trong đó có những quy định về thừa kế. Năm 2005, nhà nước lại ban hành Bộ luật dân sự bổ sung, sửa đổi thay thế Bộ luật dân sự năm 1995.

[FONT=Times New Roman]Các công trình nghiên cứu về thừa kế nói chung theo pháp luật ở nước ta còn dàn trải và mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh cụ thể trong chế định về quyền thừa kế như: thời điểm mở thừa kế; điều kiện của những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc; quyền thừa kế di sản của con nuôi. Một số bài viết chỉ tập trung phân tích, bình luận một tranh chấp cụ thể như tranh chấp về xác định chủ thể hưởng di sản theo pháp luật, người thừa kế thế vị hoặc chủ thể không được thừa kế theo pháp luật . Những bài viết có tính chất nghiên cứu này được đăng trong các tạp chí chuyên ngành luật như: Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí luật học, Tạp chí dân chủ và pháp luật.

[FONT=Times New Roman]Trước đây, vấn đề thừa kế đã được nghiên cứu khái quát ở một số sách có tính chất như là một dạng kiến thức phổ thông như: "Câu hỏi và giải đáp pháp luật về thừa kế" của luật sư Lê Kim Quế, "Hỏi đáp về pháp luật thừa kế" của tiến sĩ Đinh Văn Thanh và luật sư Trần Hữu Biền . với nội dung giải đáp các vấn đề cơ bản nhất về thừa kế trong đời sống xã hội.

[FONT=Times New Roman]Ngoài ra, trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu ở bậc sau đại học, cấp luận án thạc sĩ và tiến sỹ của một số tác giả. Những công trình nghiên cứu về thừa kế là những luận văn hoặc luận án tiến sãy của các tác giả nói trên chỉ dừng lại trong phạm vi chế định thừa kế được qui định trong Bộ luật dân sự và giải quyết những vấn đề thừa kế theo pháp luật mà Bộ luật dân sự hiện hành của nước ta qui định. Việc nghiên cứu một cách tổng thể và toàn diện chế định thừa kế thì chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu ở cấp thạc sĩ và tiến sĩ.

[FONT=Times New Roman]3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

[FONT=Times New Roman] Đề tài được nghiên cứu với mục đích làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về thừa kế từ đó rút ra những kết luận:

[FONT=Times New Roman]- Nghiên cứu có tính chất tổng quát các khái niệm liên quan đến quyền thừa kế của công dân; quy định của pháp luật thực định về quyền thừa kế của công dân qua hai hình thức: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

[FONT=Times New Roman]- Quá trình hình thành và phát triển pháp luật thừa kế ở nước ta qua các giai đoạn lịch sử; nêu những cơ sở và luận điểm có tính chất tổng quát về tiến trình phát triển pháp luật thừa kế ở nước ta qua các thời kỳ lịch sử và phân tích để thấy rõ những nội dung kế thừa, phát triển qua mỗi thời kỳ lịch sử.

[FONT=Times New Roman]- Đề tài không nghiên cứu tất cả các nội dung của chế định thừa kế mà các chuyên đề chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất, nhưng hiện có những cách hiểu rất khác nhau trong quá trình áp dụng pháp luật như: xác định chính xác di sản thừa kế, quan hệ pháp luật về thừa kế, thừa kế trong di chúc chung của vợ chồng, vấn đề thừa kế thế vị .

[FONT=Times New Roman]- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là cơ sở để tiếp tục có những kiến nghị bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự. Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là, nêu những kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định thừa kế cho phù hợp với tổng thể các quy định trong Bộ luật dân sự và đồng bộ với các quy định của các nghành luật khác.

[FONT=Times New Roman]4. Phương pháp nghiên cứu

[FONT=Times New Roman]Khi nghiên cứu đề tài thừa kế, tập thể Chủ nhiệm đề tài và các cộng tác viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống để tiếp cận đề tài như: Phương pháp lịch sử; Phương pháp lôgic; Phương pháp duy vật biện chứng; Phương pháp so sánh; Phương pháp tổng hợp.

[FONT=Times New Roman]Thông qua các phương pháp lịch sử, phương pháp duy vật biện chứng để tổng hợp và so sánh làm nổi bật quyền thừa kế theo pháp luật của công dân ngày càng được coi trọng và bảo đảm thực hiện theo trình độ phát triển mọi mặt của đất nước.

[FONT=Times New Roman]5. Những đóng góp mới của đề tài

[FONT=Times New Roman]Quyền thừa kế của cá nhân công dân là một trong những quyền dân sự cơ bản và là một căn cứ phổ biến xác lập quyền sở hữu tài sản của công dân. Qua nghiên cứu đề tài, một hệ thống các khái niệm về thừa kế, về quyền thừa kế đã được phân tích, làm sáng tỏ để minh chứng tính đặc thù của quan hệ thừa kế trong các quan hệ pháp luật dân sự.

[FONT=Times New Roman]Thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự được đặt trong mối liên hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định để phân tích, làm sáng tỏ quyền đó dưới góc độ quyền khách quan và quyền chủ quan, được củng cố, ghi nhận được bảo vệ ngày một hiệu quả hơn. Qua đó làm sáng tỏ quyền dân sự cơ bản của công dân, góp phần hoàn thiện về mặt lý luận trong việc nâng cao trình độ ý thức pháp luật của cá nhân trong chế định thừa kế. Từ đó sẽ góp phần khắc phục và loại bỏ những quy định pháp luật thừa kế thiếu tính khái quát, không đồng bộ, không toàn diện trong Bộ luật dân sự.

[FONT=Times New Roman]Từ thực trạng giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế tại ngành Toà án nhân dân sẽ rút ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật thừa kế tại Việt Nam. Trước hết là việc cần phải sửa đổi bổ sung chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự phù hợp và có hiệu lực cao trong đời sống xã hội hiện tại và lâu dài.

[FONT=Times New Roman]6. Kết cấu của đề tài.

[FONT=Times New Roman]Đề tài gồm có 8 chuyên đề, nghiên cứu về những mảng riêng khác nhau. Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phần các chuyên đề, đề tài còn có phần Báo cáo tổng quan được kết cấu thành 3 chương với các mục tương ứng nội dung các chuyên đề độc lập.

[FONT=Times New Roman][FONT="]

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay
  • Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv ...

Upload: dt4everlove

📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 338
Lượt tải: 16

Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam ...

Upload: nptdc

📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 1035
Lượt tải: 17

Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam ...

Upload: iloveyou_forever19842004

📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 894
Lượt tải: 16

Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế ...

Upload: Wingchunvnese

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1090
Lượt tải: 24

Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế ...

Upload: Lovewater85

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 1604
Lượt tải: 24

Những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi pháp ...

Upload: david_siu

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 435
Lượt tải: 16

Pháp luật về kỷ luật sa thải trái pháp luật ...

Upload: tieu_muoi2012

📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 373
Lượt tải: 16

Nghiên cứu quyền thừa kế bất động sản của ...

Upload: thaihaitvn

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 437
Lượt tải: 19

Pháp luật về thừa kế của Việt Nam Những vấn ...

Upload: poongsan1

📎 Số trang: 178
👁 Lượt xem: 425
Lượt tải: 20

Diện và hàng thừa kế theo pháp luật dân sự ...

Upload: awndy_tuan

📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 488
Lượt tải: 20

Những vấn đề cơ bản về pháp luật thừa kế của ...

Upload: camdieu

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 540
Lượt tải: 17

Thừa kế theo pháp luật

Upload: hopnq81

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 437
Lượt tải: 18

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv ...

Upload: forgetmenot12h

📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 349
Lượt tải: 17

Luật
Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay [FONT=Times New Roman][FONT=&quot]MỞ ĐẦU[FONT=&quot] [FONT=Times New Roman] 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài [FONT=Times New Roman]Thừa kế là quan hệ về tài sản có tính chất phổ biến trong đời sống xã hội. Theo cách hiểu phổ thông nhất, doc Đăng bởi
5 stars - 226932 reviews
Thông tin tài liệu 103 trang Đăng bởi: forgetmenot12h - 10/04/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 10/04/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Pháp luật thừa kế ở việt nam từ thế kỷ xv đến nay