Mã tài liệu: 229645
Số trang: 3
Định dạng: doc
Dung lượng file: 58 Kb
Chuyên mục: Luật
NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman][FONT="]Trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra chủ yếu thuộc về phía Cơ quan điều tra. Để bảo đảm quyền bào chữa, Cơ quan điều tra phải tạo những điều kiện cho người bị tạm giữ và bị can tự mình hoặc nhờ người khác thực hiện quyền bào chữa. Thời gian qua, các Cơ quan điều tra đều có những hoạt động đảm bảo thực hiện các quyền này. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn có những tồn tại nhất định.
Trước hết về quy định pháp luật và thực tiễn hoạt động, các Cơ quan điều tra luôn tạo điều kiện để bảo đảm cho người bị tạm giữ và bị can thực hiện quyền bào chữa. Tuy nhiên, do nhận thức pháp luật của một số người còn hạn chế và yếu tố tâm lý e ngại nên thực tế những người này không dám thực hiện quyền tự bào chữa cho mình. Họ cho rằng tự bào chữa rất dễ bị cho là ngoan cố, chống đối, không thành khẩn khai báo và dễ bị mất đi tình tiết giảm nhẹ. Vì vậy, việc bảo đảm quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can trong giai đoạn điều tra rất khó thực hiện. Để bào chữa cho mình người bị tạm giữ và bị can thường phải nhờ người khác như: luật sư, bào chữa viên nhân dân, người đại diện hợp *[FONT="]pháp. Những người này được gọi chung là người bào chữa.
Có những trường hợp tuy bị can không nhờ nhưng pháp luật quy định bắt buộc phải có người bào chữa. Đó là đối với những vụ án mà bị can phạm tội có khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình hoặc bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Thực tế, Cơ quan điều tra có yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình nhưng thực tế việc tham gia này chỉ là về mặt hình thức. Người bào chữa chỉ làm thủ tục được cấp giấy chứng nhận người bào chữa còn sau đó chỉ có mặt trong một vài buổi hỏi cung một cách qua loa.
Để bảo đảm quyền bào chữa Cơ quan điều tra phải cấp giấy chứng nhận người bào chữa một cách kịp thời. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho bị can trong thời hạn ba ngày, cho người bị tạm giữ trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do. Thực tế, nhiều địa phương thực hiện việc cấp giấy chứng nhận bào chữa chưa đảm bảo về mặt thời gian quy định trên. Nhiều người bào chữa cho rằng Cơ quan điều tra lãng tránh việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa bằng cách chỉ dẫn gặp Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và điều tra viên một cách lòng vòng gây ra nhiều khó khăn. Về phía Cơ quan điều tra nhiều trường hợp do yêu cầu điều tra muốn từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa nhưng cũng không tìm được lý do. Từ đó đã dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian cấp giấy chứng nhận người bào chữa.
Để đảm bảo quyền bào chữa thì dù người bào chữa được mời hay được chỉ định cũng phải có sự đồng ý của người bị tạm giữ hoặc bị can. Chỉ khi có sự đồng ý của người bị tạm giữ, bị can thì Cơ quan điều tra mới cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Trong giai đoạn điều tra người bị tạm giữ, bị can thường đang bị tạm giữ, tạm giam nên việc họ lựa chọn người bào chữa cho mình là rất khó khăn. Ngược lại, người bào chữa muốn vào gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam để lấy chữ ký thể hiện sự đồng ý của họ thì lại phải có giấy chứng nhận người bào chữa. Với cái vòng luẩn quẩn trên việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa rất chậm chạp, không kịp thời dẫn đến việc hiểu lầm là Cơ quan điều tra gây khó khăn cho người bào chữa.
Việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can vẫn còn khó khăn ngay cả khi người bào chữa đã được cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định người bào chữa có quyền đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can. Thực tế có trường hợp điều tra viên thông báo nhưng người bào chữa không đến, hoặc có đến nhưng buổi hỏi cung đã kết thúc. Vì vậy, có người bào chữa cho rằng Cơ quan điều tra né tránh không muốn cho người bào chữa có mặt trong buổi hỏi cung.
Để bảo đảm quyền bào chữa, pháp luật trao quyền cho người bào chữa được gặp người bị tạm giữ; gặp bị can đang bị tạm giam. Thực tế để bảo đảm quyền này còn có nhiều khó khăn vì chưa có văn bản hướng dẫn thống nhất: được gặp từ thời điểm nào và khoảng thời gian được gặp bao lâu. Điều này lại dễ gây ra sự hiểu nhầm là Cơ quan điều tra gây khó khăn cho người bào chữa trong việc được gặp người bị tạm giữ, bị can.
Việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa từ phía Cơ quan điều tra cho dù có nhiều cố gắng đến đâu nhưng số lượng, sự nhiệt tình và trình độ năng lực của người bào chữa không cao thì cũng không thể có sự bảo đảm tốt được.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16