Mã tài liệu: 238055
Số trang: 59
Định dạng: doc
Dung lượng file: 344 Kb
Chuyên mục: Luật
1. Khái quát chung về hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam
2. Khaí niệm hợp đồng - phân loại hợp đồng
3. Giao kết hợp đồng
4. Hiệu lực hợp đồng và hợp đồng vô hiệu
5. Thực hiện hợp đồng
1. Khái quát chung về hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam
Một trong những đặc thù của pháp luật hợp đồng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trải qua nhiều giai đoạn với những định hướng khác nhau. Điểm lại lịch sử, có thể chia thành ba thời kỳ sau: Thời kỳ đầu tiên được tính từ trước cho tới ngày 30.6.1996, tức là trước ngày Bộ luật dân sự đầu tiên có hiệu lực (sau đây gọi là BLDS 1995). Thời kỳ thứ hai được tính từ ngày 1.7.1996 đến 31.12.2005, tức là khoảng thời gian BLDS 1995 có hiệu lực.Thời kỳ thứ ba được đánh mốc từ ngày 1.1.2006, tức là từ thời điểm Bộ luật dân sự söa ®æi có hiệu lực.
1.1 Thời kỳ trước 30.6.1996
Trong thời kỳ này, khác với các hệ thống pháp luật trên thế giới, pháp luật Việt Nam có truyền thống phân biệt hai loại hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế. Sự phân biệt này gắn liền với việc tồn tại khái niệm ngành luật kinh tế với tư cách là một ngành luật độc lập. Nói như một luật gia, đây là một “sản phẩm riêng có của chủ nghĩa xã hội”. Thực vậy, trong nền kinh tế kế hoạch hoá, quyền kinh doanh chỉ thuộc về hai loại chủ thể là các công ty nhà nước và các hợp tác xã (kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể) còn các cá nhân chỉ được phép tham gia các giao dịch phục vụ mục đích sinh hoạt tiêu dùng. Mặt khác, tính chất tài sản trong các quan hệ kinh tế chịu sự chi phối lớn của yếu tố tổ chức kế hoạch đến mức các quan hệ kinh tế không còn mối liên hệ chung với các quan hệ dân sự nữa. Điều đó khiến cho nhà làm luật thấy rằng cần phải có hai hệ thống pháp luật hợp đồng kinh tế và pháp luật hợp đồng dân sự độc lập nhau. Ở thời kỳ này, có thể kể đến hai văn bản pháp luật chính về hợp đồng là Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (sau đây gọi là PLHĐKT) ban hành năm 1989 và Pháp lệnh hợp đồng dân sự ban hành năm 1991. Ngoài ra, trước khi có PLHĐKT, việc ký kết hợp đồng kinh tế dựa vào Nghị định 54-CP ngày 10.3.1975 ban hành Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế. Mặc dù, kể từ năm 1986, Nhà nước chủ trương một nền kinh tế nhiều thành phần tức là thừa nhận quyền kinh doanh của các chủ thể ngoài quốc doanh nhưng việc phân định hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự vẫn là nguyên tắc chủ đạo và chủ yếu vẫn dựa trên tiêu chí mục đích của hợp đồng. Nếu một hoặc các bên tham gia hợp đồng là nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng thì hợp đồng đ¬ợc coi là hợp đồng dân sự. Đối với hợp đồng kinh tế, tiêu chí phân loại dựa trên 3 đặc điểm sau:
(i) Về chủ thể, hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các nhóm chủ thể sau: giữa pháp nhân với pháp nhân; giữa pháp nhân với các chủ thể không có tư cách pháp nhân nhưng có đăng ký kinh doanh; giữa pháp nhân với những người làm công tác khoa học, kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư dân cá thể; giữa pháp nhân và các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
(ii) Về mục đích, hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm tìm kiếm lợi nhuận
(iii) Về hình thức, hợp đồng kinh tế phải được lập thành văn bản
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 890
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem