Tìm tài liệu

Luat ve mua ban doanh nghiep goc nhin quan tri cong ty

Luật về mua bán doanh nghiệp góc nhìn quản trị công ty

Upload bởi: nguyenha83hy

Mã tài liệu: 229514

Số trang: 4

Định dạng: doc

Dung lượng file: 61 Kb

Chuyên mục: Luật

Info

[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG

[FONT=Times New Roman]Mua bán và sáp nhập công ty (M&A) đã xuất hiện và có thể sẽ trở nên sôi động hơn ở nước ta, nhất là khi các nhà đầu tư từ Trung Hoa đại lục rủng rỉnh tiền bạc bắt đầu nhòm tới các nguồn tài nguyên và kênh tiêu thụ ở Việt Nam. Giúp tái cấu trúc doanh nghiệp, lưu chuyển vốn, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp có thể có lợi cho năng lực cạnh tranh quốc gia. Về chi tiết, việc mua bán hay sáp nhập thường gồm nhiều công đoạn, diễn ra bằng nhiều cách, với sự tham gia của nhiều lực lượng chuyên gia, trong đó chuyên gia pháp lý thường đóng những vai trò lớn trong xác định doanh nghiệp mục tiêu, nhận diện các yếu tố tạo nên giá thành, giúp thương thảo và thiết kế các hợp đồng cũng như làm thủ tục nội bộ trong công ty mua cũng như công ty bán và những thủ tục hành chính khác với cơ quan nhà nước để hoàn tất việc mua bán. Đang có một cuộc tranh luận trong giới làm chính sách về việc liệu nước ta có nên có một đạo luật về mua bán công ty hay không? Để góp phần vào cuộc tranh luận đó, bài viết ngắn dưới đây bước đầu tìm hiểu và bàn luận về một số khía cạnh pháp lý có thể cần được lưu tâm trong quá trình mua bán công ty.

[FONT=Times New Roman]Đối tượng mua bán: Trên thực tế, các loại hình doanh nghiệp đều có thể được mua bán, thậm chí các quyền lợi trong các liên danh không hình thành nên pháp nhân cũng có thể được mua bán. Tuy nhiên, luật pháp không mấy quan tâm đến việc mua bán ki-ốt trên chợ hay cửa hàng của một tiểu thương, kể cả việc mua lại doanh nghiệp tư nhân (DNTN), phần vốn trong hợp danh hay các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) tư nhân. Về cơ bản, quyền mua bán thuộc tự do khế ước; thuận mua vừa bán, miễn là không có những dấu hiệu làm cho việc mua bán có nguy cơ trở nên vô hiệu. Sự quan tâm của người làm luật chỉ tăng lên trong việc mua bán doanh nghiệp nhà nước (DNNN) - vì đó là bán của công cho tư nhân; và mua bán các công ty cổ phần hoặc việc mua bán tạo nên sự lũng đoạn của độc quyền cản trở cạnh tranh bình thường. Thường thì luật pháp không mấy quan tâm đến việc mua bán công ty phải diễn ra như thế nào - không Nhà nước nào có thể thông thái hơn giới doanh nhân, việc tính toán mua bán bằng cách nào là tự do của họ. Nhà nước chỉ quan tâm để bảo vệ những lợi ích nhất định, ví dụ: (i) bảo vệ cạnh tranh, (ii) bảo vệ doanh nghiệp trong nước trước nguy cơ bị thôn tính bởi các tập đoàn nước ngoài, (iii) bảo vệ các cổ đông nhỏ có thể bị lừa gạt qua các cuộc mua bán, (iv) bảo vệ chủ nợ và người làm công trong công ty.

[FONT=Times New Roman]Cơ sở pháp lý: Nếu nhìn nhận như vậy, việc mua bán công ty có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, ví dụ: (i) các quy định về cổ phần hoá, cho thuê và khoán kinh doanh DNNN, (ii) các quy định của pháp luật đầu tư - liên quan tới những điều kiện, bảo hộ, thủ tục và các hạn chế hay khuyến khích đầu tư, (iii) các quy định liên quan đến pháp luật hợp đồng, (iv) các quy định của Luật Doanh nghiệp - liên quan tới thủ tục đăng ký lại, đăng ký bổ sung doanh nghiệp và bảo vệ chủ nợ hoặc cổ đông trong quản trị công ty, (v) các quy định của Luật Chứng khoán - đặc biệt liên quan đến nghĩa vụ minh bạch thông tin, bảo vệ cổ đông và giám sát của cơ quan nhà nước khi cần thiết, (vi) sự giám sát của cơ quan quản lý cạnh tranh. Khung khổ pháp lý cho những can thiệp này của Nhà nước vào hoạt động mua bán doanh nghiệp hiện nay đã tồn tại rải rác ít nhất trong 04 đạo luật, bao gồm: Luật Đầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Chứng khoán 2006, Luật Cạnh tranh 2004. Cơ sở chung cho tự do khế ước có thể tìm thấy trong Bộ luật Dân sự 2005. Như vậy, cho rằng số lượng các vụ sáp nhập và mua bán công ty ở Việt Nam chưa phát triển do thiếu khung khổ pháp lý cũng chỉ là một ý kiến. Bởi thế, gợi ý cho rằng cần có một nghị định của Chính phủ hoặc một đạo luật riêng về mua bán sát nhập doanh nghiệp, e rằng còn khá thiếu cơ sở. Trên thực tế, có cung sẽ có cầu, nếu nhu cầu mua và thôn tính doanh nghiệp xuất hiện, ví dụ trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính, chứng khoán, kinh doanh khoáng sản, viễn thông, sẽ xuất hiện những cuộc tái cấu trúc quy mô lớn. Môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa thực sự chín muồi cho sự ra đời của những công ty lớn, thì mua bán, sáp nhập khó xuất hiện thành một trào lưu.

[FONT=Times New Roman]Quan tâm của quản trị công ty: Mua bán công ty trở thành một mối quan tâm đáng kể trong quản trị công ty, nhất là khi thông tin về vụ mua bán bị rò rỉ ra bên ngoài, có thể ảnh hưởng rất trái chiều tới tâm lý các cổ đông và tâm lý những người lãnh đạo trong công ty. Được thiết kế dưới nhiều hình thức, mua bán công ty có thể diễn ra với việc phát hành cổ phần mới, ưu tiên bán cho các cổ đông chiến lược, tăng vốn điều lệ, ký kết các liên minh chiến lược, sáp nhập, trở thành hệ thống đại lý phân phối hay bao tiêu. Về bản chất, mua công ty là giành lấy quyền kiểm soát quản lý nội bộ trong công ty mục tiêu, dù hình thức kiểm soát có thể rất khác nhau. Nếu mục đích thôn tính công ty có dấu hiệu thù địch, ví dụ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh, chủ ý tạo thông tin giả để ép giá trong thương thảo thì thương vụ mua bán công ty cần được quan tâm hơn bởi các quy định của Luật Cạnh tranh và Luật Chứng khoán.

[FONT=Times New Roman]

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Luật về mua bán doanh nghiệp góc nhìn quản trị công ty
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Luật về mua bán doanh nghiệp góc nhìn quản trị công ty
  • Luật về mua bán doanh nghiệp góc nhìn quản trị công ty
  • Luật về mua bán doanh nghiệp góc nhìn quản trị công ty
  • Luật về mua bán doanh nghiệp góc nhìn quản trị công ty

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Pháp luật về thuế nhập khẩu nhìn từ thực ...

Upload: hoc15145

📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 327
Lượt tải: 16

Bản chất của hợp đồng tặng cho nhìn từ góc ...

Upload: dungnq73

📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 623
Lượt tải: 16

Vấn đề mua bán doanh nghiệp

Upload: atvan2001

📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 534
Lượt tải: 16

Một số vấn đề pháp lý về mua bán doanh ...

Upload: miss_duong

📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 324
Lượt tải: 16

Bình luận các quy định của Luật Doanh nghiệp ...

Upload: hat9488

📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 386
Lượt tải: 16

Bài tập lớn Luật doanh nghiệp năm 2005 về ...

Upload: xaoke0

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 516
Lượt tải: 16

Bình luận các quy định của Luật Doanh nghiệp ...

Upload: binhphathung

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 148
Lượt tải: 16

Bình luận các quy định của luật doanh nghiệp ...

Upload: vuanhstock

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

Luận các quy định trong Luật Doanh nghiệp ...

Upload: dang_nguyen

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 315
Lượt tải: 16

Luận các quy định của Luật doanh nghiệp 2005 ...

Upload: 09hth2

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 546
Lượt tải: 16

Phân tích các qui định của luật doanh nghiệp ...

Upload: inbacbo

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 494
Lượt tải: 16

Bình luận các quy định của Luật doanh nghiệp ...

Upload: nguyenvuhung262

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 443
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Luật về mua bán doanh nghiệp góc nhìn quản ...

Upload: nguyenha83hy

📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 487
Lượt tải: 17

CHUYÊN MỤC

Luật
Luật về mua bán doanh nghiệp góc nhìn quản trị công ty [FONT=Times New Roman]NỘI DUNG [FONT=Times New Roman]Mua bán và sáp nhập công ty (M&A) đã xuất hiện và có thể sẽ trở nên sôi động hơn ở nước ta, nhất là khi các nhà đầu tư từ Trung Hoa đại lục rủng rỉnh tiền bạc bắt đầu nhòm tới các nguồn tài doc Đăng bởi
5 stars - 229514 reviews
Thông tin tài liệu 4 trang Đăng bởi: nguyenha83hy - 16/02/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 16/02/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Luật về mua bán doanh nghiệp góc nhìn quản trị công ty