Mã tài liệu: 46956
Số trang: 54
Định dạng: docx
Dung lượng file: 131 Kb
Chuyên mục: Luật thương mại
Ngày nay, xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế được xem là một trong những đặc trưng quan trọng của nền kinh tế hiện đại, trong đó mỗi quốc gia trở thành một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới. Vì vậy mở rộng kinh tế đối ngoại, phát huy lợi thế so sánh, tham gia ngày càng sâu vào phân công lao động quốc tế, tranh thủ áp dụng những thành tựu của nền văn minh nhân loại đã trở thành quy luật phát triển của mỗi quốc gia. Trước tình hình đó tại hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII đã vạch ra: "Nhiệm vụ kinh tế có tính chiến lược - và cấp bách hiện nay là tăng cường xuất khẩu, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá".
Trong công cuộc đổi mới thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế mà Đảng và nhà nước ta đã vạch ra, hoạt động xuất nhập khẩu đã và đang chiếm một vị thế quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại. Để thực hiện hoạt động xuát nhập khẩu các bên phải ký với nhau hợp đồng xuất khẩu. Như vậy, hợp đồng xuất nhập khẩu chính là cầu nối giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, là bộ phận hữu cơ không thể tách rời của cơ chế quản lý mới ở Việt Nam, là cơ sở cho việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu là nghiệp vụ quen thuộc đối với thương nhân ở các nước phát triển nhưng còn khá mới lạ đối với một đất nước mới chuyển đổi cơ chế như nước ta hiện nay. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu các vấn đề ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu là luôn cần thiết. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ về cơ sở pháp lý đối với việc đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu, chúng ta mới có những kiến thức pháp lý vững vàng để tham gia vào sân chơi chung của cộng đồng quốc tế, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân cũng như của quốc gia, tránh bị đánh giá thấp trong quan hệ với bạn hàng quốc tế. Qua đó rút ra được kinh nghiệm góp phần làm tăng hiệu quả trong công tác xuất nhập khẩu. Nếu thiếu những kiến thức đó sẽ đem lại những hậu quả không lường hết được mà thực tế nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải gánh chịu. Những thiệt hại về tài sản, sự mất uy tín trong kinh doanh có thể do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó một phần là do thiếu hiểu biết về những kiến thức pháp lý trong kinh doanh, chưa chú trọng đúng mức đến tầm quan trọng của việc ký kết và thực hiện hợp đồng.
Qua thời gian học tập tại Bộ môn Luật trường Đại học KTQD cũng như qua quá trình thực tập tại công ty cao su Hà Nội -một công ty phần lớn doanh thu là do xuất khẩu, em thấy việc nghiên cứu một cách có hệ thống cụ thể khía cạnh pháp lý của vấn đề ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu là rất cần thiết.
Với những lý do trên, em chọn đề tài: "Chế độ ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu giày ở công ty Cao su Hà nội (HARCO)".
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 683
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 647
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 853
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 641
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 732
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 969
⬇ Lượt tải: 20