Mã tài liệu: 229501
Số trang: 5
Định dạng: doc
Dung lượng file: 82 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]Luật Thuế thu nhập cá nhân (TTNCN) được Quốc hội thông qua ngày 21/12/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 là một trong những đạo luật có phạm vi tác động rộng lớn tới đại bộ phận dân cư trong xã hội. Nếu như trước đây, TTNCN chỉ áp dụng đối với những người có thu nhập cao theo Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (1), thì nay, hầu hết các khoản thu nhập của cá nhân đều phải chịu thuế trên cơ sở có tính đến giảm trừ gia cảnh, trừ một số thu nhập đặc biệt được quy định tại Điều 4 của Luật TTNCN, như thu nhập từ thừa kế giữa cha mẹ và con, vợ chồng hoặc anh chị em ruột với nhau, thu nhập từ lương hưu hoặc từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng . thì được miễn TTNCN.
[FONT=Times New Roman]Các khoản thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật TTNCN được chia thành 10 lĩnh vực, bao gồm thu nhập từ: (i) kinh doanh; (ii) tiền lương, tiền công; (iii) đầu tư vốn; (iv) chuyển nhượng vốn; (v) chuyển nhượng bất động sản; (vi) trúng thưởng; (vii) bản quyền; (viii) nhượng quyền thương mại; (ix) nhận thừa kế trong một số trường hợp; và (x) nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. Bài viết này chỉ đi sâu phân tích các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh từ hoạt động đầu tư vốn vào các doanh nghiệp để xác định khi nào thì những thu nhập này trở thành thu nhập chịu thuế và chủ sở hữu doanh nghiệp trở thành đối tượng nộp TTNCN.
[FONT=Times New Roman]Luật Doanh nghiệp 2005 quy định 4 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm có công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên), công ty cổ phần và công ty hợp danh. Trong hoạt động kinh doanh, bản thân doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TTNDN) nếu có phát sinh thu nhập chịu thuế. Câu hỏi đặt ra là, trường hợp nào thì chủ sở hữu doanh nghiệp phải nộp TTNCN? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần ghi nhớ nguyên tắc xác định đối tượng nộp thuế. Thuế thu nhập là thuế trực thu, đánh trực tiếp trên thu nhập của các tổ chức và cá nhân nên chủ thể nào có thu nhập thì chủ thể ấy là đối tượng chịu thuế và đồng thời là đối tượng nộp thuế. Như vậy, khi doanh nghiệp đã chịu TTNDN thì chủ sở hữu của nó chỉ phải chịu TTNCN nếu chủ doanh nghiệp và bản thân doanh nghiệp là những “người” độc lập với nhau. Với tư cách cá nhân, chủ doanh nghiệp là những con người độc lập, tồn tại một cách hữu hình trên thực tế. Doanh nghiệp sẽ được coi là “người” nếu doanh nghiệp ấy có tư cách pháp nhân. Hiểu một cách đơn giản, pháp nhân là “con người” do pháp luật sinh ra. Mặc dù chỉ tồn tại vô hình (tồn tại trên giấy tờ), nhưng cũng giống như cá nhân - con người hữu hình, pháp nhân được coi là một thực thể pháp lý độc lập. Như vậy, để trả lời câu hỏi trường hợp nào chủ doanh nghiệp phải chịu TTNCN thì cần trở về với cơ sở lý thuyết cơ bản, đó là nghiên cứu tư cách pháp nhân của các loại hình doanh nghiệp, cũng như sự tách bạch tài sản giữa doanh nghiệp và chủ sở hữu của nó.
[FONT=Times New Roman]Điều 84 Bộ luật Dân sự 2005 quy định bốn tiêu chí để xác định tư cách pháp nhân của một tổ chức, theo đó, một tổ chức có tư cách pháp nhân nếu: (i) được thành lập hợp pháp; (ii) có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; (iii) có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; và (iv) nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Dấu hiệu quan trọng nhất, có vai trò quyết định đến tư cách pháp nhân của một tổ chức là tổ chức đó phải có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình. Doanh nghiệp nếu đồng thời thỏa mãn các dấu hiệu trên thì được coi là một pháp nhân kinh tế.
[FONT=Times New Roman]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 2686
⬇ Lượt tải: 31
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 818
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16