Mã tài liệu: 130905
Số trang: 183
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Luật kinh tế
Công ty là kết quả của một trong những phương thức liên kết thông qua con đường góp vốn của nhiều chủ đầu tư với mục đích tìm kiếm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. Thực tiễn ở nước ta, công ty đã và đang trở thành loại hình thức doanh nghiệp phổ biến và ngày càng được ưa chuộng trên thương trường kinh doanh. Chính từ vai trò, vị trí của công ty trong đời sống kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có sự điều chỉnh pháp luật tương ứng đối với sự ra đời, tồn tại và phát triển của loại hình doanh nghiệp này.
Ngày 21/12/1990, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Công ty và ngày 22/6/1994, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 đã sửa đổi một số điều khoản của Luật Công ty ngày 21/12/1990.
Sự ra đời của Luật Công ty đã tạo ra những cơ sở pháp lý cho các quan hệ liên kết, hùn vốn kinh doanh theo hình thức công ty. Đó là những cơ sở pháp lý để bảo đảm an toàn cho người có vốn yên tâm góp vốn đầu tư kinh doanh. Hơn tám năm thi hành Luật Công ty đã có gần 10.000 công ty trách nhiệm hữu hạn, 223 công ty cổ phần được thành lập và đi vào hoạt động với tổng số vốn điều lệ lên đến 12 ngàn tỷ đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Mặc dù Luật Công ty đã qua một lần sửa đổi nhưng với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường thì hệ thống pháp luật về công ty đã bộc lộ những hạn chế, bất cập so với yêu cầu của thực tiễn hoạt động công ty. Một trong những bất cập đó là việc điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ sở hữu tài sản của công ty đối vốn. Chẳng hạn, Điều 8 Luật công ty 1990 quy định: "Thành viên công ty có quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng phần vốn góp" là không chính xác, đã làm cho sự nhận thức bị sai lệch trong quá trình áp dụng pháp luật về quan hệ giữa thành viên và công ty đối với tài sản của công ty. Quy định đó, đã gây ra không ít khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện và bảo vệ lợi ích của thành viên tham gia công ty và hoạt động công ty. Tháo gỡ khó khăn vướng mắc này là một trong những mục đích ra đời của Luật Doanh nghiệp - được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2000. Sau một năm thi hành Luật Doanh nghiệp, gần 13.500 doanh nghiệp được thành lập, tạo thêm 300.000 chỗ lao động, huy động khoảng 1 tỷ USD vốn nhàn rỗi trong dân vào kinh doanh.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn
Chương 2: Thực trạng pháp luật về xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 850
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 821
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 642
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 769
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 224
👁 Lượt xem: 877
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 883
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 1414
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 183
👁 Lượt xem: 967
⬇ Lượt tải: 16