Mã tài liệu: 26325
Số trang: 39
Định dạng: docx
Dung lượng file: 187 Kb
Chuyên mục: Luật kinh tế
Quá trình đổi mới ở nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo trong những năm qua đã đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và đem lại sức sống mới cho tất cả các hoạt động kinh tế xã hội. Những chuyển biến tích cực đó cùng với hoàn cảnh trong khu vực và trên thế giới vừa đặt ra cho chúng ta những thử thách ngày càng gay gắt, vừa tạo ra những thời cơ thuận lợi cho phép chúng ta đẩy tới một bước quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp Nhà nước nói riêng là một đơn vị kinh tế cơ sở, là đối tượng quản lý hết sức quan trọng với ý nghĩa là tế bào của nền kinh tế. Việc tồn tại và phát triển sống động của các doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Sự giao duyên giữa cơ chế tập trung quan liêu bao cấp cùng nhận thức sai lầm đồng nghĩa quốc doanh với chủ nghĩa xã hội đã đẻ ra hàng loạt các doanh nghiệp Nhà nước ở hầu hết các Bộ, ngành và địa phương. Chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, những nhược điểm của các doanh nghiệp Nhà nước đã bộc lộ rõ ràng, xuất hiện nhiều doanh nghiệp Nhà nước thiếu năng động, hoạt động không có hiệu quả, thua lỗ nghiêm trọng và kéo dài, nhiều đơn vị không có khả năng thanh toán. Đứng trước tình hình đó, việc tìm ra mô hình tổ chức mới nhằm phát huy vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước trên cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của chúng ngày càng trở nên bức xúc khi một loạt những mô hình tổ chức kiểu cũ như Liên hiệp các Xí nghệp Quốc doanh, Tổng Công ty (cũ) đã bộc lộ ngày càng rõ sự bất cập và không thích ứng của nó. Trong bối cảnh ấy, Đảng và Nhà nước ta đã xác định chủ trương: “Thành lập các Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh”.
Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh đã có những đóng góp đáng kể thể hiện vai trò nòng cốt, chủ lực, xương sống của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, duy trì tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, ổn định việc làm cho người lao động... Như vậy, việc thành lập và tổ chức hoạt động của Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh là không khó, nhưng cái khó là làm thế nào để duy trì phát triển nó, quản lý nó để nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Đây cũng là lý do thôi thúc em lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp của quá trình thành lập và tổ chức hoạt động của Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh” với mong muốn được đóng góp một số ý kiến của mình vào sự nghiệp chung của đất nước.
Nội dung bài viết gồm 3 phần:
Phần I: Tính tất yếu của quá trình thành lập Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh.
Phần II: Thực trạng quá trình thành lập và tổ chức hoạt động của Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh.
Phần III: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thành lập và tổ chức hoạt động của Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 885
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 137
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 17