Mã tài liệu: 123097
Số trang: 99
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Luật kinh tế
Luật công ty năm 1990 ra đời trong hoàn cảnh nước ta đang bắt đầu những bước đầu tiên của quá trình đổi mới tư duy kinh tế cũng như cơ chế quản lý và vận hành cơ chế hoạt động kinh tế. Trong một thời gian dài thực hiện áp dụng, luật công ty đã thể hiện những ưu điểm nhất định của nó. Những mặt tích cực của Luật Công ty đã thể hiện bằng những hiệu quả cụ thể trong đời sống kinh tế. luật công ty đã góp phần quan trọng vào việc thể chế hoá nguyên tắc quyền tự do kinh doanh, nhằm thiết lập những điều kiện pháp lý khung cho quá trình hình thành cơ chế thị trường ở nước ta. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, một lực lượng dân cư đã có điều kiện về pháp lý đưa vốn vào kinh doanh dưới hình thức công ty cổ phần
Sau hơn mười năm thực hiện Luật công ty cùng với sự phát triển của nền kinh tế chung của kinh tế thế giới và khu vực, nền kinh tế nước ta có nhiều thay đổi và có những bước phát triển đáng đáng khích lệ. Đi kèm với những thay đổi của nền kinh tế là những thay đổi trong cơ cấu và mô hình hoạt động cũng như trình độ quản lý kinh tế của các doanh nhân tham gia vào nền kinh tế, hành lang pháp lý là Luật Công ty đã thể hiện những mặt nhược điểm mà nếu không sớm giả quyết sẽ trở thành trở ngại cho sự phát triển của xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng. nhiều quy định của luật đã tỏ ra khá xa lạ với cách tổ chức của một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế, gây những khó khăn cho xu hướng phát triển của nền kinh tế và sự phát triển chung là hội nhập và hợp tác.
Luật doanh nghiệp ra đời là sự đáp ứng cho những đòi hỏi bức xúc đó của đời sống kinh tế. Luật doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999 đã đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật về công ty nói chung và công ty cổ phần nói riêng. Việc ra đời của Luật Doanh nghiệp có mục đích như lời mở đầu của luật đã khảng định là để góp phần phát huy nội lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đẩy mạnh công cuộc đỏi mới kinh tế; bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh". Với tầm quan trọng và đặc biệt của mình, Luật doanh nghiệp khi có hiệu lực sẽ góp phần không nhỏ vào việc tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng và bình đẳng, ổn định cho các doanh nghiệp. Với vai trò là một văn bản quy định về tổ chức doanh nghiệp trong đó có công ty cổ phần, một loại hình doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, tạo ra hàng hoá cho thị trường chứng khoán hoạt động. Luật doanh nghiệp cần được xem xét và nghiên cứu một cách nghiêm túc để có thể tiếp tục phát huy những mặt tích cực và sửa đổi, bổ xung những điểm còn tồn tại, để có một kết quả cuối cùng là có một văn bản pháp luật có hiệu lực cao và phù hợp với các điều kiện và quy luật của nền kinh tế thị trường.
Kết cấu đề tài:
Chương 1 : Khái quát chung về công ty cổ phần và pháp luật công ty trên thế giới và Việt nam
Chương 2 :Môi trường pháp lý cho công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp
Chương 3 : Nhận xét, đánh giá và đóng góp ý kiến bổ xung về môi trường pháp lý cho công ty cổ phần ở việt nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 1127
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 159
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 167
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 817
⬇ Lượt tải: 17