Mã tài liệu: 100600
Số trang: 19
Định dạng: docx
Dung lượng file: 138 Kb
Chuyên mục: Luật hành chính
Sau cuộc khủng hoảng tài chánh 1997-98, các nước châu Á đã chú trọng nhiều về việc hợp tác và hợp nhất kinh tế và tài chánh trong khu vực. Phản ứng này chủ yếu có tính cách tự vệ. Trải qua cuộc khủng hoảng, các nước này cảm thấy trơ trọi và bất lực trước những thế lực kinh tế đa quốc gia, chi phối dòng chảy tư bản khổng lồ trong nền kinh tế toàn cầu. Tăng cường hợp tác với các nước lân cận, đồng cảnh ngộ, có khả năng tạo thành một lực lượng đối trọng, hy vọng giúp các nước này giành lại một phần quyền chủ động trong chính sách kinh tế. Điều này giải thích sự hưởng ứng của các nước châu Á đối với đề nghị thành lập Qũy Tiền Tệ Châu Á (Asian Monetary Fund: AMF). Đề nghị này của Nhật, nhằm muốn tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực, đã không được các nước phương Tây và IMF đồng ý, vì họ cho rằng AMF không đặt điều kiện tài trợ một cách chặt chẽ (conditionality; nhằm buộc nước đi vay phải thay đổi chính sách sai lầm và cải cách định chế yếu kém, vốn là nguyên nhân cơ bản của khủng hoảng) nên sẽ không có hiệu qủa, nhất là trong việc gây lại lòng tin của giới đầu tư thế giới. Vì vậy, dự án AMF rốt cuộc trở thành Chương Trình Tài Trợ Miyazawa, với số vốn rất khiêm nhường.
Chủ nghĩa khu vực châu Á, không những bị các nước phương Tây "tẩy chay", mà còn bị một số nước trong khu vực tiếp tục nhìn theo lăng kính "tự vệ", nên đã không phát huy đúng mức khả năng tích cực của nó trong việc thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế thế giới. Thậm chí vì muốn bảo vệ công nghiệp xe hơi của mình, Mã Lai đã trì hoản lịch trình giảm thuế quan, gây khó khăn và chậm trể trong tiến trình thực hiện AFTA (ASEAN Free Trade Agreement) cũng như sự nghi ngờ của các nhà đầu tư thế giới. Về mặt lý thuyết, nhiều nhà kinh tế chống lại chủ nghĩa khu vực trong thương mại thế giới, vì cho rằng nó làm phân liệt và suy yếu hệ thống tự do thương mại đa phương, vốn được coi là có hiệu qủa nhất.
Bài viết này trình bày một cách khái quát việc phát triển các hiệp định tự do thương mại khu vực trong bối cảnh GATT/WTO; phân tích vai trò tích cực của nó trong việc thúc đẩy quá trình cải cách, phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu, nhất là đối với các nước Đang Phát Triển (ĐPT); và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho ASEAN và Việt Nam.
Kết cấu đề tài:
I. Tự do thương mại khu vực và toàn cầu
II. ASEAN và thương mại thế giới
III.Việt Nam, AFTA và các Hiệp Định Tự Do Thương Mại
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 190
👁 Lượt xem: 809
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 630
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 222
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 604
⬇ Lượt tải: 18