Mã tài liệu: 43923
Số trang: 9
Định dạng: docx
Dung lượng file: 37 Kb
Chuyên mục: Luật hành chính
Quan niệm về công chứng là yếu tố quyết định tới việc xác định mô hình tổ chức, hoạt động công chứng ở mỗi quốc gia. Đổi mới quan niệm về công chứng tạo cơ sở để đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động công chứng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công chứng, phát huy vai trò công chứng là yêu cầu bức thiết ở Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, ở Việt Nam quan niệm về công chứng được thể hiện thông qua các văn bản pháp lý về công chứng.
Theo Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp - một thông tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khai sinh hệ thống công chứng nhà nước ở Việt Nam - công chứng nhà nước được xác định là một hoạt động của Nhà nước với mục đích giúp các công dân, cơ quan, tổ chức lập và xác nhận các văn bản, sự kiện có ý nghĩa pháp lý, hợp pháp hóa các văn bản, sự kiện đó, làm cho các văn bản, sự kiện đó có hiệu lực thực hiện. Lần đầu tiên kể từ khi thành lập nước (2/9/1945), khái niệm công chứng nhà nước được đưa ra ở Việt Nam, đánh dấu sự đổi mới về tư duy pháp lý, bước đầu đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế ở giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi. Tuy nhiên, là văn bản pháp lý đầu tiên về công chứng trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, do đó, văn bản này không thể tránh được các hạn chế, đó là: chưa xác định được chủ thể, đối tượng của hoạt động công chứng cũng như nội dung việc công chứng, chưa phân biệt rõ hoạt động công chứng với hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.
Quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm tăng nhanh cả về số lượng và quy mô các giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại, đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động công chứng. Do đó, trong vòng 10 năm (1991 - 2000), Chính phủ đã ban hành ba nghị định về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước, đó là: Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 45/HĐBT); Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 31/CP) và Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực (sau đây gọi tắt là Nghị định số 75/2000/NĐ-CP).
Theo Nghị định số 45/HĐBT, công chứng nhà nước được xác định như sau: "Công chứng nhà nước là việc chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là các tổ chức) góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 772
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 869
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 650
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 861
⬇ Lượt tải: 17