Mã tài liệu: 76449
Số trang: 30
Định dạng: docx
Dung lượng file: 114 Kb
Chuyên mục: Luật đất đai
Gia Lâm là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội có tiềm năng kinh tế xã hội rất lớn, có đIều kiện phát triển một nền kinh tế tổng hợp.
Nằm ở phía Đông Hà Nội ngăn cách với nội thành Hà Nội bởi Sông Hồng. Huyện có 31 Xã và 4 Thị trấn với tổng diện tích là 17285,2ha với địa hình bằng phẳng và điều kiện địa chất ổn định nên rất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Hiện nay trên địa bàn Huyện có rất nhiều nhà máy xí nghiệp lớn trên địa bàn như cụm công nghiệp Sài Đồng, diêm gỗ Cầu Đuống, gạch Thạch Bàn, công ty xăng dầu khu vực,…và hiện đang có thêm nhiều dự án về cơ sở hạ tầng của Huyện như khu công nghiệp Đài Tư,…
Giao thông của Huyện rất phát triển như: đường bộ có quốc lộ 1A, quốc lộ 5. Đây là hai đầu mối giao thông quan trọng nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc và vùng tam giác kinh tế Hà Nội, Hải Phòng,Quảng Ninh. Đường thuỷ có sông Hồng, sông Đuống. Đường hàng không có sân bay Gia Lâm. Đây là điều kiện rất thuận lợi góp phần thúc đẩy nhanh các nghành kinh tế trong Huyện phát triển , là một điều kiện khiến cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện diễn ra rất rõ nét đặc biệt cơ cấu công nghiệp tăng mạnh, thương mại-dịch vụ và nông nghiệp giảm dần.
Trong tổng diện tích đất của Huyện Gia Lâm thì diện tích đất nông nghiệp là 8649,2 ha (chiếm 50,06%) dẫn tới nông nghiệp của Huyện phát triển rất đa dạng và phong phú như chương trình rau sạch Văn Đức, lợn hướng nạc Xã Đông Dư, nghề trồng rau nuôi tằm ở Xã Lệ Chi, đàn bò sữa Xã Phù Đổng, chương trình đầu tư giống ngô lai Peoxuyt đem lại hiệu quả cao. Chương trình VAC, cây cảnh ngày càng phát triển… Sự dồi dào về tài nguyên đất cũng góp phần hình thành đa dạng các nghành nghề truyền thống của Huyện như: gốm sứ Bát Tràng, rắn Lệ Mật, dược liệu Ninh Hiệp, da Kiêu Kỵ…
Với dân số của Huyện là 335.283 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 183800 người là nguồn lực dồi dào về lao động. Cùng với sự phong phú đa dạng nghành nghề đã tạo điều kiện cho kinh tế Huyện tiếp cận được với thị trường trong cả nước. Kinh tế Huyện không ngừng phát triển và ổn định trong mấy năm trở lại đây.
Bên cạnh những thành quả đã đạt được thì kinh tế Huyện vẫn còn những tồn tại đáng kể như: Khởi điểm kinh tế quá thấp nên khối lượng tăng trưởng tuyệt đối còn khiêm tốn. Nhiều nguồn lực sản xuất như đất đai, nhà xưởng, vốn, tài sản công còn bị lãng phí. Đặc biệt là vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn ít và hiệu quả còn thấp, chưa tạo được sự chuyển dịch kinh tế vốn thuần nông, chưa cải thiện được mức sống dân cư rõ rệt năng suất lao động còn thấp…
Để giải quyết được những tồn tại trên một mạng lưới các Ngân hàng thương mại quốc doanh và cổ phần đang hoạt động tích cực và có hiệu quả trên địa bàn Huyện. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Gia Lâm là một trong số những Ngân hàng thương mại quốc doanh đã và đang có những chiến lược kinh doanh của riêng mình, nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu về nguồn lực tài chính góp phần vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Huyện Gia Lâm nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 1056
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 662
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 930
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 729
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 1386
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 1250
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 1560
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 3359
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem