Mã tài liệu: 226118
Số trang: 5
Định dạng: doc
Dung lượng file: 65 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman] ĐẶT VẤN ĐỀ
[FONT=Times New Roman]1. Thiết chế Chủ tịch nước
[FONT=Times New Roman]Theo quy định của Hiến pháp năm 1992, ở nước ta, thiết chế Chủ tịch nước là cá nhân được xác lập trở lại để thay thế cho thiết chế Chủ tịch nước là tập thể. Đây là cải cách tất yếu và cần phải có để bảo đảm cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phù hợp với điều kiện của đất nước và xu thế của thời đại. Bởi vì, ở phần lớn các quốc gia đương đại, bộ máy nhà nước thường có một nhân vật trung tâm của quyền lực nhà nước, có ảnh hưởng tới Nhà nước lớn đến mức, hễ nói đến Nhà nước đó thì người ta nhắc ngay đến nhân vật này. Chẳng hạn, nói đến nước Mỹ, nước Pháp, nước Nga . là người ta nhắc ngay đến Tổng thống, nói đến các nước Anh, Nhật, Đức, Italia . là người ta nhắc ngay đến Thủ tướng. Người này là linh hồn, là trung tâm quyết sách của Chính phủ, có quyền lựa chọn nhân sự và phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chính phủ. Chúng tôi cho rằng, theo tập tục và truyền thống phương Đông thì ở nước ta hiện nay, người này nên là Chủ tịch nước. Chúng ta đề cao vai trò của quần chúng nhân dân nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của cá nhân trong lịch sử. Thực tế đã chứng minh, nếu nguyên thủ quốc gia là một người tài đức và có thực quyền trong lĩnh vực hành pháp thì có thể dẫn dắt quốc gia vững bước trên con đường phát triển. Bác Hồ của chúng ta là một trong những ví dụ điển hình.
[FONT=Times New Roman]Tuy nhiên, theo quy định của Hiến pháp hiện hành, Chủ tịch nước chỉ đứng đầu Nhà nước mà không phải là thành viên của Chính phủ nên quyền lực của Chủ tịch nước trong lĩnh vực hành pháp còn khá khiêm tốn. Vì thế, Hiến pháp hiện hành nên được sửa đổi theo hướng tăng thêm hơn nữa quyền lực cho Chủ tịch nước trong lĩnh vực hành pháp, nhất là những vấn đề liên quan tới nhân sự và chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ. Khi sửa đổi Hiến pháp hiện hành, chúng ta nên kế thừa quy định về vị trí và quyền lực của Chủ tịch nước được quy định trong Hiến pháp năm 1946, đó là: Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, đại diện chính thức cho Nhà nước trong các quan hệ đối nội, đối ngoại, đồng thời là Chủ tọa Hội đồng Bộ trưởng, người trực tiếp chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chính phủ.
[FONT=Times New Roman]Hiện nay, ở nước ta, Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ. Song, theo chúng tôi, Hiến pháp nên quy định cho Chủ tịch nước có quyền đề cử và với sự phê chuẩn của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu Nhà nước, vừa là thành viên của Chính phủ và có tác động trực tiếp đến bộ máy hành pháp. Chủ tịch nước sẽ chủ trì việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Chính phủ và phải là trung tâm quyết sách của Chính phủ. Nếu quy định như vậy, thì vai trò, vị trí và quyền lực của Chủ tịch nước sẽ tương tự như quyền lực của Chủ tịch nước được quy định trong Hiến pháp năm 1946 hoặc tương tự như quyền lực của Tổng thống trong các nước có chính thể cộng hoà hỗn hợp hiện nay. Muốn quyền lực của Chủ tịch nước được tăng cường theo hướng này thì quy định về cách thức hình thành chức vụ Chủ tịch nước phải được thay đổi theo hướng Chủ tịch nước là do nhân dân trực tiếp bầu ra. Như thế, quyền lực của Chủ tịch nước nhận được từ nhân dân, do nhân dân uỷ quyền cho nên có thể độc lập với Quốc hội ở một mức độ nhất định.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 1242
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 815
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 782
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16