Tìm tài liệu

Cac vung khai thac chung trong Luat Bien quoc te hien dai

Các vùng khai thác chung trong Luật Biển quốc tế hiện đại

Upload bởi: manhhieupte

Mã tài liệu: 234266

Số trang: 9

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 193 Kb

Chuyên mục: Luật

Info

ác vùng khai thác chung trên biển và quy chế pháp lý điều chỉnh đối với chúng ngày càng phát triển trong thực tiễn và trong Luật Quốc tế hiện đại. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề khá mới mẻ trong lý luận và thực tiễn không chỉ đối với người dân mà cả đối với nhiều chuyên gia pháp lý Việt Nam. Để góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về các vùng khai thác chung trong Luật Quốc tế hiện đại, trong bài viết này, tác giả phân tích tầm quan trọng của khai thác chung; việc thiết lập các vùng khai thác chung giữa các quốc gia theo các góc độ:

Thiết lập khu vực khai thác chung như là một trong những khả năng lựa chọn để đi đến thiết lập một đường biên giới,

Các vùng khai thác chung như là yếu tố bổ trợ cho việc phân định và quản lý đường phân giới trên biển; và sự điều chỉnh của Luật Quốc tế đối với hoạt động khai thác chung trên các vùng biển (vùng chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế).

Bài viết kết luận rằng, chế độ pháp lý cho vùng khai thác chung dù hết sức đa dạng và phức tạp nhưng các quốc gia hữu quan cần có giải pháp tối ưu cho việc xây dựng một quy chế pháp lý hiệu quả nhằm bảo đảm lợi ích công bằng cho các bên, tuân thủ triệt để các quy định của Luật Quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982.

1. Tầm quan trọng của khai thác chung

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của kinh tế, khả năng khai thác biển của con người ngày càng được mở rộng. Đồng thời với quá trình này là nhận thức của con người về tầm quan trọng của biển đối với sự sống, sự phát triển của kinh tế và an ninh quốc phòng của các quốc gia càng được nâng lên. Vì vậy, chiến lược chung của loài người ở thế kỷ XXI dường như được xây dựng trên cơ sở của một trong những xu thế chủ đạo nhất: xu thế tiến ra biển và làm chủ biển.

Tiềm năng về giao thông vận tải, về du lịch và về tài nguyên thiên nhiên đã đem lại những lợi ích kinh tế rất lớn. Đặc biệt, nguồn lợi về hải sản và việc phát hiện các mỏ dầu đem lại lợi ích to lớn cho sự phát triển kinh tế là những động lực thúc đẩy các quốc gia mở rộng chủ quyền của mình ra biển. Xu thế này phát triển nhanh chóng kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Công ước Giơnevơ năm 1958 về thềm lục địa đã đưa ra một quy tắc của tập quán quốc tế (bắt nguồn từ Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Truman năm 1945 và các tuyên bố tương tự của các quốc gia khác) , quy định rằng các quốc gia ven bờ có chủ quyền thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc thềm lục địa của mình trong phạm vi độ sâu 200m hoặc vượt ra ngoài giới hạn nếu khả năng khai thác cho phép. Định nghĩa này về giới hạn ngoài của thềm lục địa đã được thay thế bởi quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982 - sau đây viết tắt là Công ước Luật Biển năm 1982), theo đó ranh giới ngoài của thềm lục địa cách đường cơ sở không quá 200 hải lý hoặc không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải hoặc cách đường đẳng sâu 2.500m một khoảng cách 100 hải lý .

Một hình thức khác của việc mở rộng quyền tài phán của quốc gia ven biển đã được ghi nhận trong Công ước Luật biển năm 1982 với tên gọi là Vùng đặc quyền kinh tế. Công ước quy định rằng, trong vùng đặc quyền kinh tế (trong phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở), các quốc gia ven biển có quyền thuộc chủ quyền về thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, các nguồn sinh vật và tài nguyên phi sinh vật và quyền tài phán về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các công trình xây dựng, về nghiên cứu khoa học, bảo vệ gìn giữ môi trường biển .

Như vậy, cùng với lợi ích to lớn mà biển mang lại, việc tăng cường quyền tài phán của các quốc gia ven biển càng làm cho các mâu thuẫn, tranh chấp trên biển trở nên gay gắt và phức tạp hơn. Các tranh chấp phát sinh trong quá trình phân định biển (đặc biệt là phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế), các tranh chấp về việc khai thác và sử dụng biển, đặc biệt tại các khu vực chồng lấn, các khu vực giáp ranh với đường phân giới biển ngày càng nhiều, thậm chí có khu vực tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến xung đột vũ trang, đe dọa hòa bình, an ninh khu vực và thế giới.

Do đó, hợp tác khai thác chung sẽ làm “loãng” và “mềm” hóa những xung đột và căng thẳng giữa các quốc gia trên biển. Giải pháp này có thể tạm thời gác tranh chấp, nhằm hạn chế tình trạng căng thẳng có thể dẫn đến hoạt động chạy đua vũ trang hoặc xung đột vũ trang. Như vậy, khai thác chung thông qua phương pháp hòa bình có thể làm dịu đi các tranh chấp, bất đồng quốc tế. Điều này đã lý giải nguyên nhân tại sao các khu vực khai thác chung ngày càng trở nên phổ biến . Có thể ghi nhận những lợi thế của “giải pháp khai thác chung” dưới những góc độ sau

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Các vùng khai thác chung trong Luật Biển quốc tế hiện đại
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Các vùng khai thác chung trong Luật Biển quốc tế hiện đại
  • Các vùng khai thác chung trong Luật Biển quốc tế hiện đại
  • Các vùng khai thác chung trong Luật Biển quốc tế hiện đại
  • Các vùng khai thác chung trong Luật Biển quốc tế hiện đại
  • Các vùng khai thác chung trong Luật Biển quốc tế hiện đại
  • Các vùng khai thác chung trong Luật Biển quốc tế hiện đại
  • Các vùng khai thác chung trong Luật Biển quốc tế hiện đại
  • Các vùng khai thác chung trong Luật Biển quốc tế hiện đại
  • Các vùng khai thác chung trong Luật Biển quốc tế hiện đại

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Một số vấn đề lý luận về khai thác chung ...

Upload: vampire44440

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 545
Lượt tải: 20

Quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy ...

Upload: vcthanh

📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 376
Lượt tải: 16

Trong cách xác định vùng đặc quyền kinh tế ...

Upload: mattroido813

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 411
Lượt tải: 17

Chứng minh rằng trong cách xác định và quy ...

Upload: dungtien0488

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 412
Lượt tải: 17

Trong quá trình xây dựng hoàn thiện các quy ...

Upload: broker_fpts01

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 586
Lượt tải: 16

Chứng minh rằng quá trình xây dựng hoàn ...

Upload: mucthoi

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 433
Lượt tải: 16

Hợp tác khai thác chung giữa Việt Nam và ...

Upload: Tiendungbn019

📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 425
Lượt tải: 17

Hợp tác khai thác chung trong Vịnh Thái Lan

Upload: tronghaitng

📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 726
Lượt tải: 19

Vai trò của Liên hợp quốc trong quá trình ...

Upload: nhomvictory

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 550
Lượt tải: 19

Trình bày những vấn đề pháp lý và thực tiễn ...

Upload: anhtngoc

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 511
Lượt tải: 16

Tác động của nguyên tắc tự do biển cả đối ...

Upload: vqtrinh1005

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 622
Lượt tải: 17

Pháp luật Việt Nam về cách xác định và việc ...

Upload: cklongdonglandan

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 360
Lượt tải: 18

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Các vùng khai thác chung trong Luật Biển ...

Upload: manhhieupte

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 637
Lượt tải: 18

CHUYÊN MỤC

Luật
Các vùng khai thác chung trong Luật Biển quốc tế hiện đại ác vùng khai thác chung trên biển và quy chế pháp lý điều chỉnh đối với chúng ngày càng phát triển trong thực tiễn và trong Luật Quốc tế hiện đại. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề khá mới mẻ trong lý luận và thực tiễn không chỉ đối với người dân mà cả pdf Đăng bởi
5 stars - 234266 reviews
Thông tin tài liệu 9 trang Đăng bởi: manhhieupte - 30/04/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 30/04/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Các vùng khai thác chung trong Luật Biển quốc tế hiện đại