Mã tài liệu: 249729
Số trang: 6
Định dạng: doc
Dung lượng file: 96 Kb
Chuyên mục: Luật
Những giá trị của cách phân loại trong tội phạm trong pháp luật phong kiến không chỉ có ý nghĩa trong xã hội phong kiến mà phần nào đã được các nhà làm luật hiện nay kế thừa, phát triển và vận dụng một cách triệt để vào hoàn cảnh mới của thời đại. Cùng tôi đi giải quyết các vấn đề sau các bản sẽ hiểu thêm về: “ Các cách phân loại tội phạm trong các bộ luật phong kiến Việt Nam và ý nghĩa của việc phân loại tội phạm đó’’
1. Quan niệm về tội phạm trong pháp luật phong kiến Việt Nam
Các nhà làm luật thời phong kiến đã nhận biết và thấy được các quan niệm về tội phạm nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ là những quan điểm chứ chưa đưa ra được các khái niệm và định nghĩa rõ ràng. Tuy không có những định nghĩa cụ thể về tội phạm là gì nhưng trong Bộ Quốc Triều Hình Luật (QTHL) thời Lê đã có những quan niệm về tội phạm là việc xâm hại đến sự an toàn, bất khả xâm phạm của chế độ quân chủ triều Lê, mà trước hết là sự an toàn của nhà vua và hoàng cung (nhóm tội Thập ác), xâm phạm trật tự kỷ cương, đạo đức xã hội theo quan điểm Nho giáo, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, tài sản của con người. Đến thời nhà Nguyễn, trong bộ Hoàng Việt Luật Lệ (HVLL) cũng không có những định nghĩa chung về tội phạm mà chỉ đi thẳng vào các qui định cụ thể đối với từng loại tội.
Nhà làm luật phong kiến quan niệm về tội phạm theo hướng thiên về dấu hiệu của hình thức phạm tội, những dấu hiệu đó phải được quy định trong luật mới bị coi là phạm tội. Đó là những hành vi nguy hiểm cho xã hội ở những mức độ khác nhau như xâm phạm sự an toàn của nhà vua, hoàng cung, xâm phạm trật tự an ninh xã hội, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác, . Tất cả những hành vi đó đều bị coi là tội phạm không phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm của xã hôi của hành vi phạm tội.
Nghiên cứu các văn bản pháp luật hình sự Việt Nam cho thấy pháp luật hình sự lúc đó mang tính phổ biến, có phạm vi trừng trị hay tác động rất rộng dựa trên một quan niệm rất rộng về tội phạm. Biện pháp trừng trị hình sự được áp dụng không những đối với các tội phạm hiểu theo khái niệm của luật hình sự hiện đại thuộc đối tượng xử lý của luật hình sự, mà còn đối với cả những hành vi vi phạm những quy định về các quan hệ trong lĩnh vực sinh hoạt hành chính, lễ nghi, gia đình, dân sư, ruộng đất, thuế mà trong xã hội hiện đại đối với những hành vi đó thường được áp dụng những chế tài hành chính, dân sự hoặc những chế tài khác không mang tính chất hình sự.
2. Các cách phân loại tội phạm trong các Bộ luật phong kiến Việt Nam
Qua việc tham khảo một số tài liệu tôi thấy có nhiều cách phân loại tội phạm khác nhau khá hợp lí thể hiện được sự bao quát về các cách phân loại tội phạm trong các bộ luật phong kiến. Để nhìn nhận một cách tổng quát nhất tôi xin khái quát thành các cách phân loại sau đây ( Có 8 cách ) :
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 997
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 899
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 594
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16