Mã tài liệu: 265203
Số trang: 26
Định dạng: zip
Dung lượng file: 100 Kb
Chuyên mục: Luật
LỜI NÓI ĐẦU
Trong các thập kỷ qua, nền kinh tế thế giới đã biến đổi rất căn bản, sự khác biệt về địa lý và văn hoá đã bị thu hẹp đáng kể khi khoa học kỹ thuật (KHKT) phát triển. Đồng thời, nền kinh tế thế giới theo xu hướng toàn cầu hoá đã kéo theo một loạt các biến đổi lớn trong cơ cấu nhất là sự chuyển dịch vốn và kỹ thuật giữa các nước với nhau nhằm mục đích phát sinh lợi nhuận. Đây chính là đầu tư nước ngoài (ĐTNN).
Trong chiến lược phát triển kinh tế các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, ĐTNN chiếm một vai trò quan trọng để có thể tận dụng một cách hiệu quả vốn và KHKT do ĐTNN mang lại. Do đó chính sách ĐTNN không chỉ là đưa ra những biện pháp khuyến khích, ưu đãi mà cần phải có những biện pháp bảo đảm ĐTNN trong đó có bảo đảm về pháp lý được xem như một trong những yếu tố bảo đảm quan trọng vừa thu hút được sự đầu tư vừa làm tăng sức cạnh tranh cho các thành phần kinh tế trong nước.
Nhà nước Việt Nam trong công cuộc xây dựng và đổi mới nền kinh tế đã đưa ra chiến lược, chính sách ĐTNN nhằm thu hút các nguồn vốn ngoại tệ trong và ngoài nước, tiếp thu KHKT và công nghệ mới của nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Bên cạnh đó, khai thác những tiềm năng, lợi thế của kinh tế đất nước đảm bảo một môi trường đầu tư lành mạnh, thuận lợi thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Điều 25/HP 1992 nêu rõ: " Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam, phù hợp với pháp luật Việt nam và thông lệ quốc tế, đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn ĐTNN không bị quốc hữu hoá". Hay điều 1 luật ĐTNN tại Việt nam cũng quy định: " Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của nhà ĐTNN. Doanh nghiệp có vốn ĐTNN không bị quốc hữu hoá".
Chính sách ĐTNN của Việt nam trong thời gian qua đã gặt hái được một số kết quả nhất định. Góp phần vào những thành công này không thể không đề cập đến các biện pháp bảo hộ đầu tư do nhà nước đề ra, đặc biệt các biện pháp bảo đảm pháp lý thông qua các quy phạm pháp luật trong luật ĐTNN tại Việt nam. Chính những biện pháp này tạo sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài khi chọn Việt nam làm nơi đầu tư.
Do tính chất quan trọng của hoạt động ĐTNN, việc từng bước hoàn thiện chế độ pháp lý về bảo hộ ĐTNN không chỉ là nhiệm vụ của những người làm luật mà còn là ván đề quan tâm sự thu hút của mọi người. Từ nhận thức trên, đề tài " Các biện pháp bảo hộ đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam" sẽ phần nào làm sáng tỏ, đánh giá những gì đã làm được và chưa làm được, những hạn chế và tồn đọng đóng góp một phần vào việc nghiên cứu và hoàn thiện vấn đề khá bức xúc này phù hợp với xu hướng và yêu cầu phát triển kinh tế.
Vì điều kiện thời gian hạn chế nên khoá luận sẽ không tránh khỏi được những thiếu sót nhất định. Rất mong sự đóng góp quý báu chân tình của quý thầy cô, các anh chị và các bạn sinh viên thân hữu.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 2451
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 821
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 17