Mã tài liệu: 235096
Số trang: 10
Định dạng: doc
Dung lượng file: 100 Kb
Chuyên mục: Luật
1. Mở đầu
Để nền kinh tế thị trường có thể vận hành một cách có hiệu quả, hoạt động thương mại diễn ra một cách có trật tự, Nhà nước cần phải thiết kế và xây dựng một hệ thống các văn bản pháp luật hoàn chỉnh và một cơ chế đảm bảo việc thi hành chúng một cách có hiệu quả. Một bộ phận quan trọng của cơ chế pháp lý đó chính là hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh thương mại, ví dụ, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư . Hiểu rõ được điều đó nên trong những năm vừa qua chúng ta đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng giá trị áp dụng của nhiều văn bản pháp luật vẫn rất hạn chế vì nhiều lý do khác nhau, trong số đó:
ã thứ nhất, thiếu sự nhất quán giữa các văn bản pháp luật liên quan và vì vậy;
ã thứ hai, còn có quá nhiều quy định chưa rõ ràng;
ã thứ ba, hệ thống pháp luật quá phức tạp.
Theo quan điểm của chúng tôi, những lý do nói trên đều là hệ quả của cách thức và quy trình làm luật của chúng ta. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn phân tích tác động của cách thức làm luật hiện nay đến chất lượng và hiệu quả áp dụng của Luật Thương mại 2005 trên cơ sơ phân tích mối quan hệ giữa Luật này với các văn bản liên quan.
2. Trước hết, chúng tôi đề cập trở lại với Luật Thương mại 1997 để thấy được sự tiến bộ hay không của Luật Thương mại 2005.
Ngay từ khi mới được ban hành, Luật Thương mại 1997 đã bộc lộ những bất cập, khiếm khuyết và vì vậy trong suốt thời gian tồn tại, nó hầu như không được áp dụng với tư cách là một công cụ pháp lý điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động kinh doanh thương mại mà lý do chủ yếu, theo ý kiến của chúng tôi đó là: thứ nhất, thiếu sự thống nhất với các văn bản pháp luật liên quan, đặc biệt là Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp; thứ hai, nhiều quy định của Luật còn chưa rõ ràng, ví dụ quy định về hành vi thương mại, về thương nhân; thứ ba, LuậtThương mại 1997 và một loạt các loại văn bản hướng dẫn thi hành bao gồm cả Nghị định và Thông tư tạo thành một hệ thống văn bản rối rắm, hết sức phức tạp và khó áp dụng.
Việc Luật Thương mại 2005 được thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2006 làm cho nhiều người kỳ vọng rằng, với nhiều sửa đổi, bổ sung so với Luật Thương mại 1997, nó sẽ thực sự đi vào cuộc sống và phát huy được hiệu quả áp dụng của mình. Chúng tôi cũng rất mong muốn điều đó. Nhưng liệu Luật Thương mại 2005, một văn bản được xây dựng có thể nói là khá công phu và chiếm nhiều thời gian, có đáp ứng được kỳ vọng và sự mong mỏi của người dân nói chung, giới doanh nhân và giới luật học nói riêng hay không? Câu hỏi đó, sự nghi ngờ đó (nếu như có), hiện tại khó có thể tìm được câu trả lời ngay được. Tuy nhiên hiện nay đã có khá nhiều ý kiến trái ngược nhau về chất lượng và đặc biệt là vị trí của Luật Thương mại trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam.
Một số ý kiến cho rằng, Luật Thương mại 2005 có khá nhiều điểm mới, tiến bộ so với Luật Thương mại 1997. Khó có thể không đồng ý với nhận định nói trên, bởi vì, so với Luật Thương mại 1997, phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại 2005 không còn bị giới hạn bởi 14 hành vi thương mại mà đã được mở rộng, có nhiều nội dung mới hơn, khái niệm hành vi thương mại được hiểu rộng hơn. Theo quy định của khoản 1 Điều 3 thì hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Điều này có nghĩa là phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại 2005 là tất cả các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy, về mặt nguyên tắc khái niệm hành vi thương mại của Luật đã có sự tương thích với pháp luật quốc tế, phù hợp với thông lệ quốc tế. Không những thế, vị trí của nó trong hệ thống các văn bản pháp luật cũng được xác định (mối liên hệ với luật khác được quy định tại khoản 2, với Bộ luật dân sự được quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Thương mại). Tuy nhiên chúng tôi không đồng tình về cách so sánh đó, bởi vì một sản phẩm ra đời sau thường là có chất lượng cao hơn sản phẩm ra đời trước đó
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 952
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16