Mã tài liệu: 254705
Số trang: 21
Định dạng: doc
Dung lượng file: 159 Kb
Chuyên mục: Luật
Trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia, quyền sở hữu luôn được ghi nhận là quyền dân sự cơ bản của con người. Với ý nghĩa là cơ sở cho mọi quan hệ kinh tế, chi phối chế độ kinh tế trong xã hội quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ bằng nhiều phương thức khác nhau. Việc áp dụng phương thức bảo vệ nào tùy thuộc hậu quả của việc xâm hại, tính chất, mức độ của hành vi xâm hại (nghiêm trọng hay không nghiêm trọng, ngay tình hay không ngay tình), yêu cầu của người bị xâm hại. Ở Việt Nam, quyền sở hữu được bảo vệ thông qua các chế tài hành chính, hình sự và các biện pháp dân sự. Tuy nhiên, mỗi ngành luật bảo vệ quyền sở hữu theo những phương pháp, cách thức phù hợp với chức năng vốn có của nó.
Luật hành chính bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định những thể lệ nhằm quản lý và bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân công dân. Trong một số trường hợp Nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một cá nhân hay tổ chức nhất định về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định để bảo vê quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác; hoặc nguời đó phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của mình hoặc tự do thân thể nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể khác. Chủ thể thực hiện quyền bảo vệ này chính là các cơ quan Nhà nước và trong một số trường hợp nhất định thì Toà án cũng là chủ thể sử dụng các biện pháp hành chính nhằm bảo vệ quyền sở hữu.
Ngành luật hình sự bảo vệ quyền sở hữu thông qua việc quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm quyền sở hữu bị coi là tội phạm và quy định các mức hình phạt tương đương. Việc bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp hình sự mang tính chất trừng trị và răn đe. Người nào có hành vi xâm phạm đến sở hữu XHCN hoặc xâm phạm sở hữu của công dân (Điều 133 đến Điều 145 BLHS Việt Nam 1999) thì phải chịu trách nhiệm pháp lý tùy theo mức độ phạm tội. Ví dụ: Phạm tội theo khoản 2 Điều 144 BLHS có thể bị phạt bảy năm tù giam; tội trộm cắp tài sản theo khoản 4 Điều 138 có thể bị tù chung thân Ngoài ra, người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu còn có thể bị chịu một trong các hình phạt bổ sung như phạt tiền, tịch thu tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, quản chế hoặc cấm cư trú.
Luật dân sự bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định những phương thức kiện dân sự trước tòa án để chủ sở hữu có thể thông qua đó có thể đòi lại tài sản của mình đang bị người khác chiếm giữ bất hơp pháp; yêu cầu người khác chấm dứt hành vi cản trở hoặc có quyền yêu cầu ngăn chặn khi chủ sở hữu thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp đối vói tài sản; hoặc chủ sở hữu có thể đòi người khác phải bồi thường thiệt hại về tài sản nếu người đó có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình. Điều 255 BLDS quy định “ Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng các quy định của pháp luật”.
Có thể thấy rằng, mỗi ngành luật đều có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu, nhưng các ngành luật không phải độc lập với nhau mà có sự bổ sung, phối hợp lẫn nhau. Trong thực tế, nhiều khi phải áp dụng cùng lúc những quy phạm của hai hay nhiều ngành luật để điều chỉnh và bảo vệ quyền của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp khi bị xâm phạm.
Tuy nhiên, trong những phương thức nêu trên, phương thức dân sự có vai trò quan trọng và mang những đặc điểm riêng. Phương thức này mang ý nghĩa thực tế nhất bởi nó khôi phục lại tình trạng trước khi bị vi phạm về mặt vật chất cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp.
ĐẶT VẤN ĐỀ 2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .4
1. Một số vấn đề lý luận .4
1.1. Kiện đòi lại tài sản (kiện vật quyền) .4
1.2. Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp .5
1.3. Kiện yêu câud bồi thường thiệt hại (kiện trái quyền) 6
2. Thực trạng 7
3. Đánh giá việc bảo vệ quyền sở hữu bằng phương thức dân sự - một số giải pháp 15
3.1. Nhận xét 15
3.2. Giải pháp .17
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .2
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 16